Các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của hộ gia đình trong nhà chung cư được phép đạt giá trị tối đa là bao nhiêu?
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ đâu?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP định nghĩa về nước thải sinh hoạt như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Đơn vị thoát nước là tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng quản lý vận hành.
6. Hộ thoát nước là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
7. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.
8. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...
9. Nước thải khác là nước đã qua sử dụng mà không phải là nước thải sinh hoạt.
10. Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước được chia làm các loại sau đây:
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống;
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
...
Theo đó, nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân...và các nguồn sinh hoạt khác.
Các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của hộ gia đình trong nhà chung cư được phép đạt giá trị tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khối lượng nước thải sinh hoạt của hộ gia đình sử dụng hệ thống nước máy được xác định như thế nào?
Theo Điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về việc xác định khối lượng nước thải sinh hoạt của hộ gia đình như sau:
Xác định khối lượng nước thải
1. Đối với nước thải sinh hoạt:
a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;
b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Đối với các loại nước thải khác:
a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;
b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 27 Nghị định này để thống nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.
Như vậy, khối lượng nước thải sinh hoạt của hộ gia đình sử dụng hệ thống nước máy sẽ được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước của hộ gia đình.
Các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của hộ gia đình trong nhà chung cư được phép đạt giá trị tối đa là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2.
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3.
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
...
Theo đó, không có con số cụ thể về giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt không được phép vượt quá giá trị Cmax được tính toán.
Theo đó, giá trị Cmax được xác định dựa theo công thức: Cmax = C x K, trong đó:
(1) Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
(2) C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm.
(3) K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư.
Lưu ý:
- Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
- Giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm sẽ căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Hệ số tính tới quy mô, loại hình chung cư sẽ được căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo đó, các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sẽ được tính dựa trên các giá trị liên quan theo công thức nêu trên của toàn bộ hộ gia đình trong chung cư chứ không xác định theo từng hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.