Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay gồm những thông số nào? Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến các thông số kỹ thuật của kết cấu hạ tầng sân bay. Cho tôi hỏi các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay gồm những thông số nào? Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Lê Phương ở Hà Tĩnh.

Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm những thông số nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh như sau:

Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
4. Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm:
a) Ký hiệu đường cất hạ cánh;
b) Chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh;
c) Chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh;
d) Dải bay, khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh;
đ) Tọa độ ngưỡng đường cất hạ cánh (theo tọa độ WGS-84);
e) Độ dốc dọc đường cất hạ cánh;
g) Độ dốc ngang đường cất hạ cánh;
h) Sức chịu tải của đường cất hạ cánh (chỉ số phân cấp mặt đường PCN, PCR);
i) Loại tầng phủ bề mặt đường cất hạ cánh, lề đường cất hạ cánh;
k) Hệ số ma sát;
l) Các cự ly công bố: TORA, TODA, ASDA, LDA.
...

Theo đó, đường cất hạ cánh bao gồm các thông số kỹ thuật được quy định tại khoản 4 Điều 4 nêu trên.

Trong đó có ký hiệu đường cất hạ cánh; chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh; chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh và dải bay, khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh.

Sân đỗ tàu bay

Sân đỗ tàu bay (Hình từ Internet)

Đường lăn bao gồm các thông số kỹ thuật chính nào?

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về đường lăn như sau:

Đường lăn (taxiway) là khu vực được xác định trong khu bay dùng cho tàu bay lăn, di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của khu bay.

Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của đường lăn như sau:

Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
5. Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm:
a) Ký hiệu đường lăn;
b) Chiều dài, chiều rộng đường lăn;
c) Chiều dài, chiều rộng lề đường lăn;
d) Độ dốc dọc đường lăn;
đ) Độ dốc ngang đường lăn;
e) Sức chịu tải của đường lăn;
g) Loại tầng phủ bề mặt của đường lăn;
h) Dải lăn.
...

Theo đó, đường lăn (taxiway) là khu vực được xác định trong khu bay dùng cho tàu bay lăn, di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của khu bay.

Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm ký hiệu đường lăn; chiều dài, chiều rộng đường lăn; chiều dài, chiều rộng lề đường lăn; độ dốc dọc đường lăn; độ dốc ngang đường lăn; sức chịu tải của đường lăn; loại tầng phủ bề mặt của đường lăn và dải lăn.

Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay gồm những thông số nào? Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 20 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về sân đỗ tàu bay như sau:

Sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

Ngoài ra, khoản 6 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay như sau:

Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
6. Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay bao gồm:
a) Ký hiệu sân đỗ tàu bay;
b) Chiều dài, chiều rộng sân đỗ tàu bay;
c) Chiều dài, chiều rộng lề sân đỗ tàu bay;
d) Độ dốc sân đỗ tàu bay;
đ) Sức chịu tải của sân đỗ tàu bay;
e) Loại tầng phủ bề mặt của sân đỗ tàu bay.
7. Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm:
a) Phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
b) Sơ đồ sơn kẻ bố trí mặt bằng khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và vị trí đỗ tàu bay;
c) Tọa độ vị trí đỗ tàu bay, vị trí của các hệ thống chỉ dẫn chuyển động tàu bay trên mặt đất (theo tọa độ WGS-84);
d) Loại tàu bay khai thác đối với từng vị trí đỗ;
đ) Quy trình khai thác, phương án cung cấp dịch vụ đối với từng vị trí đỗ (nếu có).
...

Theo đó, sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

Sân đỗ tàu bay gồm các thông số kỹ thuật chính như ký hiệu sân đỗ tàu bay; chiều dài, chiều rộng sân đỗ tàu bay; chiều dài, chiều rộng lề sân đỗ tàu bay; độ dốc sân đỗ tàu bay; sức chịu tải của sân đỗ tàu bay và loại tầng phủ bề mặt của sân đỗ tàu bay.

Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm những nội dung được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 4 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,068 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào