Các thiết bị điện và chiếu sáng của nhà cao tầng cần phải đáp ứng những yêu gì để phòng cháy chữa cháy?
Các thiết bị điện và chiếu sáng của nhà cao tầng cần phải đáp ứng những yêu gì để phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu đối với thiết bị điện và chiếu sáng trong nhà cao tầng như sau:
(1) Thiết bị điện lắp đặt trong nhà và ngoài nhà cao tầng phải bảo đảm chất lượng và an toàn khi sử dụng.
(2) Phụ tải sử dụng điện được tính theo các tiêu chuẩn, quy định về điện...
(3) Tại các đầu vào của các mạng điện phải đặt các thiết bị đầu vào hoặc thiết bị phân phối đầu vào và các thiết bị bảo vệ tự động.
(4) Lưới điện trong nhà phải thực hiện các yêu cầu sau :
- Được phép dùng một nhánh riêng từ đường dây cung cấp chung hoặc một đường dây riêng từ đầu vào, phân phối chính hoặc phân phối phụ để cấp điện cho các thiết bị điện của các căn hộ khác nhau;
- Một đường dây được phép cấp điện cho một số đoạn dây đứng, nhưng mỗi đoạn dây đứng phải đặt khí cụ đóng ngắt riêng tại chỗ rẽ;
- Phải dùng đường dây riêng từ tủ phân phối chính để cấp điện cho chiếu sáng cầu thang, lối đi chung và hành lang.
(5) Cường độ tiêu thụ điện cho các thiết bị điện ở mỗi pha không được vượt quá cường độ định mức cho phép của dây dẫn.
(6) Điện áp cung cấp cho các đèn chiếu sáng trong nhà không được quá 380/220 V với lưới điện xoay chiều có tính nối đất trực tiếp và không quá 220 V với lưới điện xoay chiều có trung tính cách li và lưới điện một chiều.
(7) Ở các phòng vệ sinh, xí, tắm có lắp đặt các đèn tường ở phía trên cửa đi, phải dùng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện.
(8) Các móc treo đèn ở trần nhà phải được cách điện và phải chịu được tải trọng gấp 5 lần khối lượng đèn treo trong 10 phút mà không bị rơi.
(9) Dây dẫn, cáp điện (trừ trường hợp dự phòng) cho phép đặt chung trong ống thép và các ống loại khác có độ bền cơ học tương tự trong các hộp máng, rãnh kín và trong các kết cấu xây dựng nhà khi :
- Tất cả các mạch cùng một tổ máy;
- Mạch cấp điện cho đèn phức tạp;
- Mạch của một số nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng (chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sự cố) với một số dây dẫn không lớn hơn 8.
(10) Không được đặt các mạch điện dự phòng, chiếu sáng sinh hoạt và sự cố trong một ống, một hộp hay một rãnh.
(11) Khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống thì đường kính trong của ống không được nhỏ hơn l1 mm.
- Không được phép đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống thép hoặc ống cách điện có vỏ bọc bằng thép nếu cường độ dòng điện danh nghĩa lớn hơn 25 A.
(12) Cho phép dùng ống bẹt, ống hình bầu dục. Nhưng ống hình bầu dục phải đảm bảo đường kính lớn của ống không lớn hơn 10% đường kính nhỏ của ống.
(13) ống chứa dây điện phải bảo đảm độ dốc cho nước thoát ra ngoài, không được để đọng nước và thấm nước.
(14) Các hộp nối dây hoặc các hộp nhánh rẽ, đường kính ống luồn dây dẫn, luồn cáp điện cũng như số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải bảo đảm luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện được dễ dàng.
(15) Tất cả các mối nối và rẽ nhánh của dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nối dây, hộp rẽ nhánh. Kết cấu hộp phải phù hợp với phương pháp đặt và môi trường. Kết cấu tạo hộp cũng như vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết.
(16) Các bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dây dẫn phải được nối đất, nối không.
(17) Cho phép đặt cáp điện có vỏ bọc cao su, vỏ chì, nhôm, chất dẻo ở các phòng ẩm, phòng rất ẩm, phòng có nguy hiểm về cháy và phòng có nhiệt độ không quá 400C.
(18) ở những nơi có nhiệt độ từ 400C trở lên, phải dùng dây dẫn cáp điện mà lớp cách điện và vỏ bọc chịu được nhiệt độ cao hoặc phải giảm bớt phụ tải.
(19) Phải dùng dây cáp điện có ruột bằng đồng cho các nhà cao tầng.
(20) Dây dẫn, cáp điện phải được đặt cách các chi tiết, kết cấu khác bằng vật liệu dễ cháy với khoảng cách không nhỏ hơn 10 mm.
(21) Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện với đường ống khác khi song song với nhau không nhỏ hơn 100 mm; với đường dẫn nhiên liệu chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt không nhỏ hơn 400 mm. Khi dây dẫn và cáp điện song song với ống dẫn nhiệt phải có các biện pháp cách nhiệt.
(22) Dây dẫn và cáp điện khi xuyên qua tường, sàn, trần phải đi trong ống và phải có biện pháp chống thấm hoặc đọng nước.
(23) Các chi tiết cụ thể được sử dụng khi lắp đặt đường dây dẫn, cáp điện phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định về điện.
(24) Phải thiết kế hệ thống chống sét. Khi thiết kế hệ thống chống sét phải đảm bảo chống sét đánh thẳng, cảm ứng tĩnh điện. Hệ thống chống sét phải thiết kế theo các tài liệu thuật do các cấp có thẩm quyền ban hành và theo TCVN 5717:1993, TCVN 4756:1989.
(25) Nhà cao tầng phải được chiếu sáng tự nhiên hoặc bằng điện, ngoài ra còn phải có hệ thống chiếu sáng sự cố.
(26) Các phòng ở, phòng ăn, các phòng phụ và phòng sinh hoạt văn hoá tập thể cần có chiếu sáng tự nhiên trực tiếp.
(27) Tỉ lệ diện tích ô chiếu sáng của các phòng ở, phòng nghỉ của căn hộ và tập thể không lớn hơn 1:5,5 so với diện tích sàn. ở buồng riêng của phòng ở, phòng nghỉ, cho phép tỉ lệ không lớn hơn l:4,5. ở những nơi nhiếu ánh sáng, các tỉ lệ trên có thể giảm xuống nhưng không nhỏ hơn 1:8.
Chú thích:
- Khi tính diện tích chiếu sáng, được tính các ô khác có khả năng chiếu sáng;
-Ở những vùng nắng nhiều, diện tích chiếu sáng được giảm 20%;
- Diện tích chiếu sáng được tính theo diện tích của cửa sổ và cửa ban công về phía ngoài có ánh sáng.
(28) Khoảng cách giữa ô chiếu sáng và tường cắt ngang hoặc tường ngăn không vượt quá 1,4m trừ trường hợp bố trí ô ở tường ngăn cháy hoặc ở những tường ngoài vuông góc của phòng.
(29) Hành lang chung phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên, trường hợp này diện tích chiếu sáng trên diện tích hành lang không nhỏ hơn l :16.
- Chiều dài của hành lang chung khi chiếu sáng một phía là 20m, chiếu sáng hai phía là 40m. Nếu hành lang quá dài trên 40m, phải có chiếu sáng bổ sung.
- Hành lang của các tầng, chỗ nghỉ có chiều dài không quá 12m, cho phép không cần thiết kế chiếu sáng tự nhiên.
(30) Buồng thang phải thiết kế chiếu sáng tự nhiên từ cửa sổ phía tường ngoài. Cho phép lắp kính khối dày lớn hơn hoặc bằng 100mm ở cửa chiếu sáng giữa buồng thang với các phòng đợi, hành lang hoặc phòng để quần áo chung ở mỗi tầng.
Yêu cầu đối với thiết bị điện và chiếu sáng của nhà cao tầng (Hình từ Internet)
Theo đó, hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện trong nhà cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản trên đây để phòng cháy và chữa cháy.
Khi thiết kế hệ thống báo cháy trong nhà cao tầng thì cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
Theo tiểu mục 12.1 đến tiểu mục 12.4 Mục 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu đối với báo cháy của nhà cao tầng như sau:
"12. Báo cháy và chữa cháy
12.1. Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.
12.2. Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
12.3. Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
12.4. Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993."
Như vậy, khi thiết kế hệ thống báo cháy trong nhà cao tầng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Phát hiện cháy nhanh;
- Chuyển tín hiệu rõ ràng;
- Đảm bảo độ tin cậy.
Nhà cao tầng có bắt buộc phải lắp hệ thống hút khói hay không?
Tại tiểu mục 11.1 Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 quy định về yêu cầu đối với việc thông gió và hút khói trong nhà cao tầng cụ thể như sau:
"11. Thông gió và hút khói
11.1. Tất cả các nhà cao tầng phải lắp hệ thống thông gió, hút khói ở hành lang và buồng thang. Những bộ phận của hệ thống này phải được làm bằng vật liệu không cháy.
Như vậy, với nhà cao tầng thì bắt buộc phải lắp hệ thống hút khói ở hành lang và buồng thang.
Lưu ý: những yêu cầu trên đây chỉ áp dụng đối với nhà cao tầng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.