Các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay phải có thời hạn hoạt động còn lại không được phép nhỏ hơn bao nhiêu lần cất, hạ cánh?

Cho tôi hỏi: đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay phải có thời hạn hoạt động còn lại không được phép nhỏ hơn bao nhiêu lần cất, hạ cánh? Tiêu chuẩn về thời gian hoạt động còn lại của các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay được quy định ra sao? câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Thiết bị có thọ mệnh là gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ và từ viết tắt
Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. Thiết bị có thọ mệnh (LLP) là thiết bị được quy định trong tài liệu thiết kế loại của tàu bay và động cơ, tài liệu hướng dẫn duy trì đủ điều kiện bay của tàu bay hoặc tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay khi làm việc đến giới hạn về thời gian hoặc chu trình hoạt động bắt buộc phải thay thế.
2. Hỏng hóc được phép trì hoãn (ADD) là hỏng hóc của tàu bay, hệ thống của tàu bay hoặc các thiết bị lắp trên tàu bay chưa phải khắc phục trong một khoảng thời gian được quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, danh mục thiết bị tối thiểu, danh mục sai lệch cấu hình và không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay.
3. Danh mục thiết bị tối thiểu gốc (MMEL) là tài liệu được nhà sản xuất tàu bay, tổ chức thiết kế xây dựng và được nhà chức trách hàng không của quốc gia thiết kế phê chuẩn. MMEL có thể kèm theo những điều kiện khai thác, giới hạn hoặc quy trình đặc biệt.
...

Chiếu theo quy định này thì thiết bị có thọ mệnh hay còn gọi là LLP là thiết bị được quy định trong tài liệu thiết kế loại của tàu bay và động cơ, tài liệu hướng dẫn duy trì đủ điều kiện bay của tàu bay hoặc tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay khi làm việc đến giới hạn về thời gian hoặc chu trình hoạt động bắt buộc phải thay thế.

Các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay phải có thời hạn hoạt động còn lại không được phép nhỏ hơn bao nhiêu lần cất, hạ cánh?

Các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay phải có thời hạn hoạt động còn lại không được phép nhỏ hơn bao nhiêu lần cất, hạ cánh? (hình từ internet)

Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không được phép nhỏ hơn bao nhiêu lần cất, hạ cánh?

Tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Tiêu chuẩn đối với tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
...
4. Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.
5. Có tối thiểu 02 chỗ nằm nghỉ hoặc ghế ngồi tiện lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách chuyên cơ khi chuyến bay kéo dài từ 04 giờ trở lên.
6. Có cấu hình đáp ứng được các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao khi có yêu cầu.
7. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho tàu bay của hãng được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

Chiếu theo quy định này, đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh.

Tiêu chuẩn về thời gian hoạt động còn lại của các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay được quy định ra sao?

Tại Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Tiêu chuẩn đối với động cơ của tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam
1. Đối với các hệ thống trọng yếu của động cơ tàu bay bao gồm hệ thống điều khiển động cơ, báo và dập cháy, hiển thị tham số hoạt động của động cơ không có hỏng hóc lặp lại (hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 ngày khai thác hoặc 07 chuyến bay liên tục trên cùng một hệ thống hoặc một thiết bị) hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục.
2. Đối với các hệ thống khác của động cơ tàu bay, trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
3. Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.
4. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho động cơ được sử dụng cho tàu bay của hãng thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

Đối chiếu với quy định này thì các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị cũng không được nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,131 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào