Các thành viên tổ hợp tác có thể tự thỏa thuận chấm dứt hoạt động tổ hợp tác trước thời hạn ghi trong hợp đồng hay không?

Tôi và một số người bạn có thành lập tổ hợp tác sản xuất rau sạch và ký hợp đồng hợp tác với thời hạn 3 năm. Nhưng hơn 1 năm nay chúng tôi thấy việc hợp tác theo mô hình này không có hiệu quả nên bây giờ muốn thỏa thuận cùng nhau chấm dứt tổ hợp tác. Vậy có thể cho tôi biết pháp luật có cho phép điều này không? Chúng tôi có được chấm dứt hoạt động trước thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác hay không? - Anh Thái Vinh (Lâm Đồng).

Các thành viên tổ hợp tác có thể tự thỏa thuận chấm dứt hoạt động tổ hợp tác trước thời hạn ghi trong hợp đồng hay không?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác cụ thể như sau:

Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

Theo đó, hiện nay pháp luật cho phép các thành viên tổ hợp tác được phép thỏa thuận chấm dứt hoạt động tổ hợp tác dù thời hạn trong hợp đồng hợp tác vẫn còn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để có thể chấm dứt hoạt động trong trường hợp này thì phải được 100% tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.

Đồng thời, trong vòng 05 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động thì tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) phải gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

Như vậy, để chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác một cách hợp pháp thì bạn và các thành viên khác cần phải lưu ý thực hiện theo đúng quy định được nêu trên đây.

Ngoài ra, bạn có thể tải về Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác tại đây tại đây

Tổ hợp tác

Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác (Hình từ Internet)

Điều kiện để thành viên rút khỏi tổ hợp tác là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về quyền của thành viên tổ hợp tác như sau:

Quyền của thành viên tổ hợp tác
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
3. Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
4. Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.

Đồng thời, tại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về việc rút khỏi hợp đồng hợp tác như sau:

Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Theo đó, điều kiện để rút khỏi tổ hợp tác sẽ dựa theo thỏa thuận được quy định cụ thể trong hợp đồng hợp tác hoặc nếu như thành viên tổ hợp tác có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên thì có thể rút khỏi tổ hợp tác.

Thành viên tổ hợp tác sẽ có những nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì thành viên tổ hợp tác sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
1. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
2. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
4. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Tổ hợp tác Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tổ hợp tác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ hợp tác do bao nhiêu thành viên thành lập? Tổ hợp tác có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã không?
Pháp luật
Tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác theo quy định mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Mã số tổ hợp tác có phải là mã số số thuế của tổ hợp tác không? Quy trình tạo mã số tổ hợp tác như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động tổ hợp tác mới nhất theo Thông tư 09 là mẫu nào? Có thể tải ở đâu?
Pháp luật
Trình tự thực hiện chấm dứt hoạt động tổ hợp tác từ ngày 13/8/2024 ở cấp huyện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký tổ hợp tác là gì? Việc cấp đăng ký tổ hợp tác theo quy trình dự phòng được áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác ở cấp huyện từ ngày 13/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hiệu đính, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký tổ hợp tác ở cấp huyện từ 13/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Tổ hợp tác chuyển đổi thành hợp tác xã được miễn giảm tiền sử dụng đất không? Tổ hợp tác hoạt động bao lâu thì được chuyển đổi thành hợp tác xã?
Pháp luật
Một tổ hợp tác có thể được cấp nhiều mã số tổ hợp tác không? Mã số tổ hợp tác có bị chấm dứt hiệu lực khi chuyển đổi thành hợp tác xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ hợp tác
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
811 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào