Các phương tiện chuyên ngành hàng không sẽ được quản lý biển số như thế nào? Sử dụng bộ đàm trong ngành hàng không được thực hiện như thế nào?

Cho hỏi các phương tiện chuyên ngành hàng không sẽ được quản lý biển số như thế nào? Bên cạnh đó sử dụng bộ đàm trong ngành hàng không được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh Long đến từ Hà Nội.

Các phương tiện chuyên ngành hàng không sẽ được quản lý biển số như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hàng không
1. Phần chữ mô tả ký hiệu mã (code) IATA của cảng hàng không nơi phương tiện hoạt động.
2. Chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện:
a) 1 là phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) 2 là phương tiện của các hãng hàng không;
c) 3 là phương tiện của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không khác.
3. Hai chữ số tiếp theo chỉ loại phương tiện do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
4. Sau hai chữ số chỉ loại phương tiện là những chữ số chỉ số thứ tự được cấp phép của từng loại phương tiện, bắt đầu từ 01.
5. Chất liệu của biển số: biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, nền màu xanh, chữ và số màu trắng.
6. Tùy thuộc thiết kế của phương tiện chuyên dùng, đơn vị quản lý, khai thác phương tiện chuyên dùng đề xuất sử dụng loại biển phù hợp như sau:
a) Biển số ngắn, kích thước: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;
b) Biển số dài, kích thước: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm;
c) Biển số kích thước trung bình: chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
7. Kích thước chữ và số trên biển số
a) Chiều cao của chữ và số: 63 mm;
b) Chiều rộng của chữ và số: 38 mm;
c) Nét đậm của chữ và số: 10 mm;
d) Kích thước gạch ngang (-): chiều dài 14 mm; chiều rộng 10 mm.

Theo đó, phần chữ mô tả ký hiệu mã (code) IATA của cảng hàng không nơi phương tiện hoạt động.

- Chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện:

+ 1 là phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay;

+ 2 là phương tiện của các hãng hàng không;

+ 3 là phương tiện của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không khác.

- Hai chữ số tiếp theo chỉ loại phương tiện do Cục Hàng không Việt Nam công bố.

- Sau hai chữ số chỉ loại phương tiện là những chữ số chỉ số thứ tự được cấp phép của từng loại phương tiện, bắt đầu từ 01.

- Chất liệu của biển số: biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, nền màu xanh, chữ và số màu trắng.

- Tùy thuộc thiết kế của phương tiện chuyên dùng, đơn vị quản lý, khai thác phương tiện chuyên dùng đề xuất sử dụng loại biển phù hợp như sau:

+ Biển số ngắn, kích thước: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;

+ Biển số dài, kích thước: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm;

+ Biển số kích thước trung bình: chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.

- Kích thước chữ và số trên biển số

+ Chiều cao của chữ và số: 63 mm;

+ Chiều rộng của chữ và số: 38 mm;

+ Nét đậm của chữ và số: 10 mm;

+ Kích thước gạch ngang (-): chiều dài 14 mm; chiều rộng 10 mm.

Như vậy, các phương tiện chuyên ngành hàng không sẽ được quản lý biển số theo các quy cách được quy định trên.

Phương tiện chuyên ngành hàng không

Ngành hàng không (Hình từ Internet)

Sử dụng bộ đàm trong ngành hàng không được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Sử dụng bộ đàm trong khu bay
1. Người sử dụng bộ đàm phải điều chỉnh đúng tần số quy định, duy trì liên lạc hai chiều và không được phép chen ngang, làm gián đoạn liên lạc.
2. Việc trao đổi thông tin trên tần số với đài kiểm soát tại sân bay phải ngắn gọn, nêu rõ người gọi, người nghe. Không được phép việc sử dụng bộ đàm vào mục đích riêng.

Theo đó, người sử dụng bộ đàm phải điều chỉnh đúng tần số quy định, duy trì liên lạc hai chiều và không được phép chen ngang, làm gián đoạn liên lạc.

Việc trao đổi thông tin trên tần số với đài kiểm soát tại sân bay phải ngắn gọn, nêu rõ người gọi, người nghe. Không được phép việc sử dụng bộ đàm vào mục đích riêng.

Sử dụng tín hiệu bằng tay trong ngành hàng không sẽ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:

Sử dụng tín hiệu bằng tay
1. Các loại tín hiệu bằng tay để chỉ dẫn cho nhân viên vận hành các loại phương tiện, thiết bị mặt đất, người chỉ huy kéo đẩy đến nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người cảnh giới đến người chỉ huy kéo đẩy và nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay.
2. Việc sử dụng tín hiệu bằng tay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.
3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có hướng dẫn về sử dụng tín hiệu bằng tay cho nhân viên làm việc tại khu bay.

Theo đó, các loại tín hiệu bằng tay để chỉ dẫn cho nhân viên vận hành các loại phương tiện, thiết bị mặt đất, người chỉ huy kéo đẩy đến nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người cảnh giới đến người chỉ huy kéo đẩy và nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay.

Việc sử dụng tín hiệu bằng tay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có hướng dẫn về sử dụng tín hiệu bằng tay cho nhân viên làm việc tại khu bay.

Như vậy, sử dụng tín hiệu bằng tay trong ngành hàng không sẽ thực hiện theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,585 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào