Các nội dung nào sẽ được tư vấn trước khi thực hiện quá trình mang thai hộ? Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị như thế nào?

Vợ chồng tôi không có con đã lâu mặc dù đã chạy chữa khắp nơi và thử mọi biện pháp nhưng vẫn không có con. Tôi có biết đến biện pháp nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đã nhờ được người em con của cô ruột tự nguyện thực hiện việc đó, đồng thời tôi cũng biết thủ tục mang thai hộ sẽ phải trải qua quá trình tư vấn. Vậy cho tôi hỏi trước khi thực hiện việc mang thai hộ chúng tôi được tư vấn những nội dung gì và khi đề nghị việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như thế nào?

Tư vấn cho vợ chồng nhờ người mang thai hộ như thế nào?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng nhờ người mang thai hộ phải được tư vấn về tâm lý, pháp lý và y tế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 10/2015/NĐ-CP nội dung tư vấn y tế cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ như sau:

- Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;

- Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;

- Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;

- Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi;

- Chi phí điều trị cao;

- Khả năng đa thai;

- Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;

- Các nội dung khác có liên quan.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 10/2015/NĐ-CP nội dung tư vấn pháp lý theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình như sau:

- Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

- Các nội dung khác có liên quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2015/NĐ-CP nội dung tư vấn tâm lý cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ như sau:

- Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;

- Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;

- Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;

- Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;

- Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;

- Các nội dung khác có liên quan.

Các nội dung nào sẽ được tư vấn trước khi thực hiện quá trình mang thai hộ?

Các nội dung nào sẽ được tư vấn trước khi thực hiện quá trình mang thai hộ?

Tư vấn cho người được nhờ mang thai hộ như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người được nhờ mang thai hộ phải được tư vấn về tâm lý, pháp lý và ý tế.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 10/2015/NĐ-CP nội dung tư vấn ý tế cho người mang thai hộ như sau:

- Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;

- Khả năng phải mổ lấy thai;

- Khả năng đa thai;

- Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;

- Các nội dung khác có liên quan.

Về tư vấn pháp lý sẽ được tư vấn giống như người nhờ mang thai hộ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2015/NĐ-CP nội dung tư vấn tâm lý cho người mang thai hộ như sau:

- Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;

- Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;

- Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;

- Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;

- Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;

- Các nội dung khác có liên quan.

Cơ quan nào có trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tổ chức tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.

Đồng thời người tư vấn về y tế phải là bác sỹ chuyên khoa sản và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định. Người tư vấn về pháp lý phải có trình độ cử nhân luật trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định. Người tư vấn về tâm lý phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy.

Như vậy có thể thấy việc tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý sẽ được thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín và thực hiện bởi các chuyên gia của các lĩnh vực cần được tư vấn.

Hồ sơ để nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm có những gì?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;

- Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,095 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào