Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm những nguồn nào? Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào những trường hợp nào?

Tôi mới nhận việc tại một công ty may mặc và được yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội. Tôi có thắc mắc với quản lý về việc tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ do doanh nghiệp hay đơn vị nào quản lý thì quản lý trả lời sẽ chuyển về Quỹ bảo hiểm xã hội quản lý. Vậy cho tôi hỏi Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào những trường hợp nào? Câu hỏi của chị Chi đến từ Đà Lạt.

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Quỹ bảo hiểm xã hội có liên quan tới ngân sách nhà nước hay không?

Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 định nghĩa về Quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.\

Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước.

Quỹ này hình thành chủ yếu từ những đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước chỉ thực hiện việc hỗ trợ trong các trường hợp nhất định.

Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch.

Thứ hai, được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Các quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội được ghi nhận tại Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:

Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội
1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.

Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm những nguồn nào?

Căn cứ Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về 05 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Theo đó, nguồn từ người lao động và người sử dụng lao động được tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lương của doanh nghiệp, đơn vị chi cho người lao động và nguồn từ người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động cho Quỹ bảo hiểm xã hội.

Đối với hỗ trợ của Nhà nước chỉ áp dụng trong trường hợp quỹ bị thâm hụt do một số nguyên nhân khách quan, dẫn đến việc không đảm bảo cho việc thực hiện an sinh xã hội, khi này Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ bảo hiểm xã hội để có thể tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh.

Các nguồn thu hợp pháp khác bao gồm:

– Hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp.

– Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội.

– Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng vào những trường hợp nào?

Theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mục đích hoạt động của Quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

– Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

– Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

– Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

Đồng thời căn cứ Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
b) Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
11,221 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào