Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã bao gồm những khoản nào? HTX phải định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu các khoản công nợ phải thu trong trường hợp nào?
Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã bao gồm những khoản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý nợ phải thu như sau:
Quản lý nợ phải thu
1. Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm:
a) Phải thu của thành viên, hợp tác xã thành viên: Là giá trị những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho thành viên, hợp tác xã thành viên, nhưng chưa được thanh toán.
b) Phải thu của khách hàng: Là giá trị những sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bán, cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được thanh toán.
c) Phải thu trong hoạt động tín dụng nội bộ: Là khoản cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (cả gốc và lãi).
d) Phải thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nợ, theo nội dung nợ và từng lần thanh toán; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ phải thu bằng hiện vật, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần phải theo dõi cả về hiện vật và giá trị để bảo toàn vốn khi giá cả có biến động.
...
Như vậy, theo quy định, các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã bao gồm:
(1) Phải thu của thành viên: Là giá trị những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho thành viên hợp tác xã nhưng chưa được thanh toán.
(2) Phải thu của khách hàng: Là giá trị những sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã bán, cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được thanh toán.
(3) Phải thu trong hoạt động tín dụng nội bộ: Là khoản cho vay nội bộ trong hợp tác xã (cả gốc và lãi).
(4) Phải thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã phải định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu các khoản công nợ phải thu trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý nợ phải thu như sau:
Quản lý nợ phải thu
...
3. Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu khó đòi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu các khoản công nợ phải thu trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản; hoặc theo quy định của pháp luật. Thống kê nợ không thu hồi được, nợ quá hạn và xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
5. Đối với nợ phải thu không có khả năng thu hồi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
...
Như vậy, theo quy định, hợp tác xã phải định kỳ hoặc đột xuất đối chiếu các khoản công nợ phải thu trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
(2) Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;
(3) Theo quy định của pháp luật phải đối chiếu.
Đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì hợp tác xã có trách nhiệm xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về quản lý nợ phải thu như sau:
Quản lý nợ phải thu
...
5. Đối với nợ phải thu không có khả năng thu hồi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
b) Bù đắp từ nguồn quỹ dự phòng tài chính.
c) Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm. Trường hợp hạch toán vào chi phí kinh doanh mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau theo quy định của pháp luật về thuế.
Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và phải tổ chức đôn đốc, thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định, đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì hợp tác xã có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
(2) Bù đắp từ nguồn quỹ dự phòng tài chính.
(3) Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.
Trường hợp hạch toán vào chi phí kinh doanh mà hợp tác xã bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau theo quy định của pháp luật về thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.