Các khoản chi cho công tác nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai ra sao?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật cho tôi hỏi hiện các khoản chi cho công tác nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai như thế nào? Việc lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí được trích như thế nào?

Các khoản chi cho công tác nghiệp vụ thanh tra lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai được lấy từ đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 47/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

"Điều 39. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động Thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kinh phí hoạt động Thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật

Cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho việc đào tạo cán bộ đi học tập kinh nghiệm từ nước ngoài không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định như sau:

"Điều 5. Sử dụng kinh phí được trích
1. Cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi cho những nội dung sau:
a) Tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng.
b) Bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của thanh tra viên, cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan thanh tra nhà nước.
c) Bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra; chi cho việc mua thông tin phục vụ việc xử lý thu hồi tiền vi phạm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
d) Chi hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể và cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
đ) Chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan thanh tra (ngoài khoản chi khen thưởng hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng). Mức chi khuyến khích, khen thưởng cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan thanh tra từ nguồn kinh phí được trích theo quy định tại Thông tư này và khoản chi bổ sung thu nhập từ nguồn kinh phí tiết kiệm được của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tổng hợp lại tối đa không vượt quá 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong một năm do nhà nước quy định.
e) Chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể.
2. Cơ quan thanh tra nhà nước chủ động sử dụng số kinh phí được trích để chi theo các nội dung quy định tại Thông tư này. Mức chi các nội dung nêu trên do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước xem xét, quyết định và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc Quy chế quản lý, sử dụng khoản kinh phí được trích. Đối với cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán thì cơ quan thanh tra phải trình Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định và gửi Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản để Kho bạc Nhà nước làm căn cứ kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Như vậy theo quy định thì hằng năm, cơ quan thanh tra sẽ xây dựng dự toán chi cụ thể.

Một trong những nội dung chi kinh phí được dùng cho việc bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của thanh tra viên, cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan thanh tra nhà nước.

Thanh tra lĩnh vực phòng chống thiên tai

Thanh tra lĩnh vực phòng chống thiên tai

Lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí được trích như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định như sau:

"Điều 6. Lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí được trích
1. Lập và giao dự toán kinh phí được trích:
a) Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; cơ quan thanh tra căn cứ vào ước thực hiện số tiền thực thu nộp vào ngân sách nhà nước do cơ quan thanh tra phát hiện của năm hiện hành để xác định kinh phí trích của năm kế hoạch; xây dựng dự toán chi đối với phần kinh phí ước được trích của năm kế hoạch; tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.
b) Dự toán chi kinh phí được trích từ nguồn thu hồi phát hiện qua thanh tra được ghi chú riêng trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cơ quan thanh tra nhà nước (hoặc cơ quan chủ quản trường hợp cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán ngân sách).
c) Kết thúc năm (là năm thực hiện kế hoạch đã được giao), trên cơ sở số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước cơ quan thanh tra chủ động sử dụng số kinh phí được trích trên số thực nộp ngân sách nhà nước để chi theo những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này. Cơ quan tài chính sẽ xem xét giải quyết chênh lệch giữa số được trích trên số thực nộp vào ngân sách nhà nước cao hơn hoặc thấp hơn số đã bố trí trong dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị như sau:
Trường hợp số tiền được trích trên số đã thực nộp ngân sách nhà nước cao hơn số đã bố trí trong dự toán năm thì số thiếu sẽ được bố trí vào dự toán của năm sau nữa (ví dụ: số thiếu năm 2015 sẽ được bố trí trong dự toán năm 2017). Trong trường hợp cần thiết cơ quan thanh tra (hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra) có văn bản đề nghị bổ sung kinh phí được trích và lập dự toán chi tiết kèm theo giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bổ sung số kinh phí được trích theo quy định.
Trường hợp số thực nộp thấp hơn số đã bố trí trong dự toán năm thì số chênh lệch thừa sẽ được hủy tại kho bạc nhà nước (đối với trường hợp cơ quan thanh tra chưa rút dự toán) hoặc trừ vào số phải bố trí của năm sau nữa (đối với trường hợp cơ quan thanh tra đã rút về chi tiêu; ví dụ: số bố trí thừa của năm 2015 sẽ được trừ vào dự toán năm 2017).
2. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích:
Việc sử dụng, quyết toán kinh phí được trích trên số đã thực nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Đối với cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán thì cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra có trách nhiệm tổng hợp và quyết toán trong báo cáo chung của đơn vị."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,355 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào