Các hình thức hợp đồng dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu có cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không?
- Các hình thức hợp đồng dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu có cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không?
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tham gia của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí không?
- Hợp đồng dầu khí có được kéo dài thời hạn không?
Các hình thức hợp đồng dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu có cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về hình thức hợp đồng dầu khí như sau:
Hình thức hợp đồng dầu khí
1. Hợp đồng dầu khí được ký kết theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm dầu khí hoặc hình thức khác do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ hợp đồng mẫu do Chính phủ ban hành, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, các hình thức hợp đồng dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Và hợp đồng dầu khí phải tuân thủ hợp đồng mẫu do Chính phủ ban hành, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Hợp đồng dầu khí (Hình từ Internet)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tham gia của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện như sau:
Hoạt động dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự thực hiện
1. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tham gia của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với bên chuyển nhượng và bên tham gia hợp đồng hoàn tất hồ sơ pháp lý để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh, kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của nhà thầu theo quy định của hợp đồng dầu khí, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp tiếp nhận mỏ từ nhà thầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc đơn vị thành viên tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí mới hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tham gia của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp với bên chuyển nhượng và bên tham gia hợp đồng hoàn tất hồ sơ pháp lý để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh, kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của nhà thầu theo quy định của hợp đồng dầu khí, Nghị định 95/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Hợp đồng dầu khí có được kéo dài thời hạn không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí như sau:
Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò và hợp đồng dầu khí
1. Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí
...
2. Kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí
a) Hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài theo quy định tại Điều 17 của Luật Dầu khí;
b) Chậm nhất một (01) năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải có văn bản nêu rõ lý do xin kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí trình Bộ Công Thương thẩm định;
c) Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc kéo dài thời hạn của hợp đồng dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.
Và căn cứ theo Điều 17 Luật Dầu khí 1993, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Dầu khí sửa đổi 2008 quy định như sau:
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm.
Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.
2. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm.
Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Theo đó, thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm.
Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.