Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi về các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường và các điều khoản mà công an nhân dân xử phạt được quy định trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP? Các điều khoản này có được thay đổi bổ sung không? Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt ra sao? Tư vấn cụ thể giúp tôi.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

(1) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường;

(2) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

(3) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

(4) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);

(5) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

(6) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;

(7) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

(8) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên, có 08 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

Về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân được quy định tại Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) như sau:

"1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng,
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này."

Bên cạnh đó, tại Điều này cũng quy định thẩm quyền xử phạt của Trạm trưởng, đội trưởng; Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ. Anh/chị có thể căn cứ quy định trên để xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân tương ứng với từng hành vi.

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt khi có vi phạm

Theo Điều 5 Nghị định 155//2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
Pháp luật
Những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay? Trách nhiệm của cá nhân và hộ gia đình đối với bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường nào được hưởng ưu đãi, hỗ trợ? Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường là gì?
Pháp luật
Thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật mới nhất là của cơ quan nào?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi đến cơ quan nào? Cơ sở nào phải làm báo cáo giám sát môi trường?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào? Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Đối với bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào? Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?
Pháp luật
Pháp luật quy định có mấy loại bảo vệ môi trường nước? Các loại môi trường nước được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nhà nước có nghĩa vụ gì với việc bảo vệ môi trường? Nhà nước có chính sách gì về bảo vệ môi trường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
19,213 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào