Các giai đoạn khẩn nguy khi xảy ra tình huống xấu đối với tàu bay? Nếu trong giai đoạn này thì cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ được thông báo những nội dung gì?

Cho hỏi rằng các giai đoạn khẩn nguy khi xảy ra tình huống xấu đối với tàu bay? Bên cạnh đó khi trong giai đoạn khẩn nguy thì cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ được thông báo những nội dung gì? Xin cảm ơn! câu hỏi của bạn Tuấn đến từ Thành phố Cần Thơ.

Các giai đoạn khẩn nguy khi xảy ra tình huống xấu đối với tàu bay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT như sau:

Các giai đoạn khẩn nguy
1. Giai đoạn hồ nghi (INCERFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống sau:
a) Không nhận được liên lạc từ tàu bay trong vòng 30 phút sau giờ cần phải có liên lạc hoặc kể từ lần liên lạc không được đầu tiên với tàu bay, chọn giờ sớm hơn;
b) Tàu bay không đến trong vòng 30 phút, sau giờ dự tính đến do tổ lái thông báo lần cuối cùng hoặc do cơ sở ATS dự tính, chọn giờ trễ hơn trừ khi không có nghi ngờ về an toàn cho tàu bay và người trên tàu bay.
2. Giai đoạn báo động (ALERFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống sau:
a) Khi các cố gắng tiếp theo để liên lạc với tàu bay hoặc hỏi các nơi có liên quan về tin tức tàu bay đều không có kết quả;
b) Tàu bay đã được phép hạ cánh nhưng không hạ cánh trong vòng 05 phút sau giờ dự tính và vẫn không liên lạc được với tàu bay;
c) Tin tức nhận được cho thấy rằng khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm, nhưng chưa tới mức độ phải hạ cánh bắt buộc trừ trường hợp có căn cứ làm giảm bớt mối lo ngại về an toàn cho tàu bay và những người trên tàu bay;
d) Đã biết hoặc cho rằng tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Giai đoạn khẩn nguy (DETRESFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống sau:
a) Khi các cố gắng tiếp theo để liên lạc với tàu bay và đã hỏi trên một phạm vi lớn hơn mà không có kết quả, cho thấy khả năng tàu bay đang bị lâm nguy, lâm nạn;
b) Cơ sở ATS xác định rằng nhiên liệu trên tàu bay đã cạn hoặc không đủ cho tàu bay đến vị trí an toàn;
c) Tin tức nhận được cho thấy khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm tới mức có thể phải hạ cánh bắt buộc;
d) Khi có tin tức nhận được hoặc khi có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay đang chuẩn bị tiến hành hoặc đã hạ cánh bắt buộc, trừ trường hợp có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay, những người trên tàu bay không bị đe dọa trực tiếp, không nghiêm trọng và không cần phải trợ giúp ngay tức khắc.

Theo đó, có 3 giai đoạn khẩn nguy được quy định như sau:

+ Giai đoạn hồ nghi (INCERFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống cụ thể

+ Giai đoạn báo động (ALERFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống cụ thể

+ Giai đoạn khẩn nguy (DETRESFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống cụ thể.

Như vậy, Các giai đoạn khẩn nguy khi xảy ra các tình huống xấu đối với tàu bay được xác định qua 3 giai đoạn như trên.

Trong mỗi giai đoạn đã được quy định cụ thể từng trường hợp như Điều luật trên.

Cho nên căn cứ vào các tình huống tại mỗi giai đoạn khẩn nguy mà tiến hành giải quyết.

Không lưu

Không lưu (Hình từ Internet)

Khi trong giai đoạn khẩn nguy thì cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ được thông báo những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT như sau:

Cơ sở SAR: Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không.

Bên cạnh đó tại Điều 45 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT có quy định rằng:

Nội dung thông báo cho cơ sở SAR
1. Nội dung thông báo gồm những tin tức có được theo thứ tự như sau:
a) INCERFA, ALERFA, DETRESFA tùy theo từng giai đoạn khẩn nguy;
b) Cơ sở/người gọi;
c) Tính chất khẩn nguy;
d) Số liệu chủ yếu từ kế hoạch bay không lưu;
đ) Cơ sở có liên lạc lần cuối cùng, giờ và tần số đã sử dụng;
e) Báo cáo cuối cùng về vị trí và phương pháp xác định vị trí đó;
g) Màu sơn và dấu hiệu tàu bay, hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay (nếu có);
h) Những biện pháp do cơ sở thông báo đã thực hiện;
i) Các tin tức liên quan khác.
2. Nội dung tin tức nêu tại Khoản 1 Điều này mà chưa sẵn có tại thời điểm thông báo cho cơ sở SAR phải được cơ sở ATS thu thập đầy đủ trước khi công bố giai đoạn khẩn nguy, nếu có cơ sở chắc chắn rằng giai đoạn này sẽ xảy ra.
3. Ngoài nội dung thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở ATS phải cung cấp cho cơ sở SAR:
a) Các tin tức hữu ích, đặc biệt là sự thay đổi tình trạng lâm nguy, lâm nạn qua từng giai đoạn;
b) Việc chấm dứt của tình trạng lâm nguy.

Theo đó, khi trong giai đoạn khẩn nguy thì cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ được thông báo những nội dung theo thứ tự như sau:

+ INCERFA, ALERFA, DETRESFA tùy theo từng giai đoạn khẩn nguy;

+ Cơ sở/người gọi;

+ Tính chất khẩn nguy;

+ Số liệu chủ yếu từ kế hoạch bay không lưu;

+ Cơ sở có liên lạc lần cuối cùng, giờ và tần số đã sử dụng;

+ Báo cáo cuối cùng về vị trí và phương pháp xác định vị trí đó;

+ Màu sơn và dấu hiệu tàu bay, hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay (nếu có);

+ Những biện pháp do cơ sở thông báo đã thực hiện;

+ Các tin tức liên quan khác.

Như vậy, có thể thấy rằng khi trong giai đoạn khẩn nguy thì cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm sẽ được thông báo những nội dung như trên.

Tàu bay trong giai đoạn khẩn nguy thì trước khi thông báo cho cơ sở SAR thì phải thông báo cho ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT có quy định rằng:

Thông báo cho người khai thác tàu bay, thông báo cho tàu bay đang hoạt động gần tàu bay lâm nguy, lâm nạn
1. Trung tâm kiểm soát đường dài khi quyết định là tàu bay đang ở trong giai đoạn hồ nghi hoặc giai đoạn báo động và điều kiện thực tế cho phép, phải thông báo cho người khai thác tàu bay trước khi thông báo cho cơ sở SAR. Nếu tàu bay đang ở trong giai đoạn khẩn nguy thì phải thông báo ngay cho cơ sở SAR theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 của Thông tư này.
2. Trung tâm kiểm soát đường dài, khi điều kiện thực tế cho phép, phải chuyển ngay cho người khai thác tàu bay các tin tức như đã thông báo cho cơ sở SAR.
3. Cơ sở ATS khi xác định rằng tàu bay đang ở trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn phải thông báo ngay về tính chất của tình trạng lâm nguy, lâm nạn cho tàu bay đang hoạt động ở gần tàu bay lâm nguy, lâm nạn, trừ trường hợp nêu tại Khoản 4 Điều này.
4. Cơ sở ATS khi biết hoặc cho rằng tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì không được đề cập đến tính chất của tình trạng khẩn nguy trên hệ thống liên lạc không - địa nếu báo cáo từ tàu bay liên quan chưa đề cập đến và có cơ sở chắc chắn rằng việc đề cập này sẽ làm cho tình huống trầm trọng hơn.

Theo đó, Trung tâm kiểm soát đường dài khi quyết định là tàu bay đang ở trong giai đoạn hồ nghi hoặc giai đoạn báo động và điều kiện thực tế cho phép, phải thông báo cho người khai thác tàu bay trước khi thông báo cho cơ sở SAR. Nếu tàu bay đang ở trong giai đoạn khẩn nguy thì phải thông báo ngay cho cơ sở SAR theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 của Thông tư này.

Như vậy, tàu bay trong giai đoạn khẩn nguy thì trước khi thông báo cho cơ sở SAR thì phải thông báo cho người khai thác tàu bay trước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,816 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào