Các đối tượng nào không có quyền yêu cầu xem sổ sách kế toán? Nhiệm vụ của kế toán có trách nhiệm báo cáo tài chính không?
Các đối tượng nào không có quyền yêu cầu xem sổ sách kế toán?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015 cũng quy định:
"4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính."
Và cũng theo Điều 2 Luật Kế toán 2015 có quy định về đối tượng lập báo cáo tài chính như sau:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng không có quyền yêu cầu xem sổ sách kế toán, hiện cũng không có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế một tổ chức, cá nhân để được xem sổ sách kế toán thì cần có sự đồng ý của đơn vị kế toán đó hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Các đối tượng nào không có quyền yêu cầu xem sổ sách kế toán?
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những loại báo cáo nào? Nhiệm vụ của kế toán có trách nhiệm báo cáo tài chính không?
Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện theo khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
+ Báo cáo tình hình tài chính;
+ Báo cáo kết quả hoạt động;
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
+ Thuyết minh báo cáo tài chính;
+ Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại theo khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định về nhiệm vụ lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như sau:
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những loại báo cáo sau đây: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp luật. Và theo quy định chỉ ghi nhận đơn vị kế toán có trách nhiệm phải lập báo cáo tài chính, còn cụ thể bộ phận nào của đơn vị kế toán sẽ lập báo cáo tài chính là tùy vào quy chế của đơn vị thôi chứ không có quy định đề cập.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định là bao lâu và nộp cho cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm theo quy định là 90 ngày và báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.