Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có được sử dụng nguồn vốn của mình để kinh doanh bất động sản không?
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP có một số khoản được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP và bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 151/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
“1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
-Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
b) Đối với tổ chức Việt Nam:
- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;”
Kinh doanh bảo hiểm (Hình từ Internet)
Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để kinh doanh bất động sản không?
Căn cứ theo Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về vốn đầu tư như sau:
“1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.”
Và căn cứ theo Điều 59 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đầu tư như sau:
“1. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu;
b) Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.”
Như vậy có thể thấy doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chỉ được phép kinh doanh bất động sản bằng nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Nên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vẫn được đầu tư kinh doanh bất động sản và đáp ứng các điều kiện về nguồn gốc vốn như quy định pháp luật.
Mức vốn các doanh nghiệp bảo hiểm được phép sử dụng vào kinh doanh bất động sản là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm như sau:
"Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm."
Như vậy tùy thuộc vào doanh nghiệp đó kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hay nhân thọ, sức khỏe hoặc tái bảo hiểm thì sẽ có mức đầu tư khác nhau như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.