Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào?

Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào? Cụ thể, tôi là bác sĩ và gia đình tôi dự định sẽ mở một phòng khám đa khoa để tôi có thể đứng ra khám. Tôi được biết để có thể hoạt động, phòng khám đa khoa cần được cấp giấy phép hoạt động. Vậy cho tôi hỏi, các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Huỳnh Long ở Hà Nam.

Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về cơ sở khám chữa bệnh như sau:

7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Cơ sở giám định y khoa;
c) Phòng khám đa khoa;
d) Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Nhà hộ sinh;
g) Cơ sở chẩn đoán;
h) Cơ sở dịch vụ y tế;
...

Theo đó, cở sở khám chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Phòng khám đa khoa là một hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tải về mẫu cấp giấy phép hoạt động phòng khám phòng khám đa khoa mới nhất 2023: Tại Đây

Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào?

Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào?

Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.
2. Trang thiết bị y tế:
a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
c) Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
3. Nhân lực:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
...

Căn cứ Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
1. Quy mô phòng khám đa khoa:
a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
b) Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh).
2. Cơ sở vật chất: Có phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
3. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
4. Nhân sự:
Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa. Người phụ trách các phòng khám chuyên khoa và bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh) thuộc Phòng khám đa khoa phải là người làm việc cơ hữu tại phòng khám.”
....

Như vậy, để được cấp cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa thì bạn cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại quy định nêu trên.

Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
....

Căn cứ Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Theo đó, giấy phép hoạt động của cơ sở khám bênh, chữa bệnh sẽ bị thu hồi khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 nêu trên.

Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 45 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

22,592 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào