Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào? Kế hoạch điều tra khảo sát này được xây dựng như thế nào?
Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào?
Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào, thì theo quy định Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc xác định điểm đo trong điều tra khảo sát
1. Trên đoạn sông điều tra khảo sát, bố trí tối thiểu 3 điểm đo phân bố từ cửa sông lên thượng lưu, đảm bảo khoảng cách giữa các điểm đo như sau:
a) Đối với sông ở khu vực miền Bắc, khoảng cách giữa các điểm đo từ 5 ÷ 7 km;
b) Đối với sông ở khu vực miền Trung, khoảng cách giữa các điểm đo từ 3 ÷ 5km;
c) Đối với sông ở khu vực miền Nam, khoảng cách giữa các điểm đo từ 10 ÷ 15km.
2. Các điểm đo được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).
3. Các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;
b) Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;
c) Không có dòng nhập lưu;
d) Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.
Như vậy, theo quy định trên thì các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu sau:
- Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt;
- Không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn;
- Không có dòng nhập lưu;
- Ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.
Các điểm đo trong điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng như thế nào?
Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:
Nội dung điều tra khảo sát
1. Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát
Mục đích và yêu cầu của điều tra khảo sát là xác định được các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn).
a) Hàng năm cần xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát mặn theo nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế.
b) Lập kế hoạch khảo sát thực địa
- Kế hoạch phải đầy đủ nội dung khảo sát, bảo đảm khi hoàn thành khảo sát thực địa có đầy đủ thông tin để cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thời gian khảo sát tiến hành trong mùa cạn.
2. Công tác chuẩn bị điều tra khảo sát
a) Thu thập tài liệu phục vụ điều tra khảo sát
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.
- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.
- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.
- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).
- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).
…
Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng những nội dung sau: Mục đích và yêu cầu của điều tra khảo sát là xác định được các điểm đo trên đoạn sông điều tra khảo sát, đảm bảo xác định được diễn biến xâm nhập mặn (ranh giới mặn).
- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát mặn theo nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch khảo sát thực địa
+ Kế hoạch phải đầy đủ nội dung khảo sát, bảo đảm khi hoàn thành khảo sát thực địa có đầy đủ thông tin để cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Thời gian khảo sát tiến hành trong mùa cạn.
Trước khi điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông thì cần thu thập những tài liệu nào?
Kế hoạch điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông được xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT như sau:
Nội dung điều tra khảo sát
…
2. Công tác chuẩn bị điều tra khảo sát
a) Thu thập tài liệu phục vụ điều tra khảo sát
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.
- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.
- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.
- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).
- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).
…
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi điều tra khảo sát xâm nhập mặn tại vùng sông thì cần thu thập những tài liệu sau:
- Sơ đồ hoặc bản đồ địa hình lưu vực sông khảo sát có tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:100.000.
- Điều kiện tự nhiên khái quát của đoạn sông khảo sát: địa hình, thủy văn, khí hậu, tình trạng xói, bồi lòng sông.
- Tình hình hoạt động kinh tế - xã hội của đoạn sông khảo sát (dân số, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,...), đặc biệt là hoạt động tưới tiêu, việc dùng nước hoặc thải nước của các công trình, nhà máy... ở hai bên sông.
- Tài liệu điều tra mặn của các ngành, cơ quan, đơn vị khác (nếu có).
- Tài liệu có liên quan đến độ mặn như: mực nước, lượng mưa, hiện tượng thời tiết (trường hợp có trạm khí tượng, thủy văn trong khu vực khảo sát).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.