Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong quân đội khi bị đình chỉ hoạt động là một phần hay toàn bộ cơ sở?
- Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong quân đội khi bị đình chỉ hoạt động là một phần hay toàn bộ cơ sở?
- Thủ tục đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong quân đội ra sao?
- Cơ sở khám bệnh chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ thì thủ tục như thế nào?
Các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong quân đội khi bị đình chỉ hoạt động là một phần hay toàn bộ cơ sở?
Theo Điều 30 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 30. Các trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các điều trong Mục 1 Chương III Nghị định này phải bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.
2. Mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 74, Điều 75 của Luật khám bệnh, chữa bệnh xác định là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Theo đó, cơ sở khám bệnh chữa bệnh khi bị đình chỉ hoạt động còn phụ thuộc vào mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật hoặc không đảm bảo điều kiện theo quy định mà sẽ bị đình một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn.
Cơ sở khám chữa bệnh bị đình chỉ
Thủ tục đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong quân đội ra sao?
Theo Điều 33 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 33. Thủ tục đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này, Bộ Quốc phòng ban hành quyết định đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Quyết định đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thông báo tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng và được đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.
3. Trước khi đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phải có kết luận của hội đồng chuyên môn theo quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật khám bệnh, chữa bệnh hoặc Đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại các điều trong Mục 1 Chương III Nghị định này."
Theo đó, thủ tục đình chỉ một phần hoặc đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quy định như trên.
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ thì thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 36. Thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ
1. Hồ sơ đề nghị cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn bao gồm:
a) Đơn đề nghị được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn hoặc các biện pháp đã thực hiện để bảo đảm các điều kiện quy định tại các điều trong Mục 1 Chương III Nghị định này và các tài liệu liên quan;
c) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp để chuyển đến Phòng/Ban quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. Phòng/Ban quân y cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi hồ sơ của cơ sở và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị về Cục Quân y trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc chuyển dữ liệu điện tử;
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quân y phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi trong hồ sơ đề nghị;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quân y tiến hành xét duyệt hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quyết định cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn; nếu không cho phép tiếp tục hoạt động chuyên môn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.