Các cơ sở giáo dục hòa nhập có trách nhiệm gì? Cơ sở giáo dục hoà nhập có quyền hợp đồng lao động với người có chuyên môn hỗ trợ giáo dục không?
Cơ sở giáo dục hoà nhập có quyền hợp đồng lao động với người có chuyên môn hỗ trợ giáo dục không?
Căn cứ Điều 8 Quy định Giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục hoà nhập
1. Nhiệm vụ
a) Huy động và tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào học;
b) Xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tham gia các hoạt động giáo dục hoà nhập phù hợp;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tế;
d) Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
e) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về giáo dục hòa nhập.
2. Quyền hạn
a) Được sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ và nguồn thu hợp pháp khác cho các hoạt động giáo dục hòa nhập theo quy định; được tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định hiện hành;
b) Được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của giáo dục hoà nhập;
c) Được hợp đồng lao động với người có chuyên môn và tâm huyết để hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Đối chiếu quy định trên, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục hoà nhập được quy định như trên.
Do đó, trường hợp bạn thắc mắc cơ sở giáo dục hoà nhập có quyền hợp đồng lao động với người có chuyên môn hỗ trợ giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ sở giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục hòa nhập có trách nhiệm gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Theo Điều 13 Quy định Giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hoạt động giáo dục và dạy học hoà nhập
Các cơ sở giáo dục hòa nhập có trách nhiệm:
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục hoà nhập; phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng sống và hoà nhập cộng đồng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
2. Thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chương trình giáo dục và dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập đa dạng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
3. Đảm bảo nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học đặc thù; tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt; tăng cường các kỹ năng cơ bản cho trẻ có nhu cần giáo dục đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giáo dục.
4. Xây dựng môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng môi trường văn hóa, thể thao phù hợp để các em tham gia tích cực vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Như vậy, các cơ sở giáo dục hòa nhập có trách nhiệm được quy định như trên.
Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoà nhập được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Quy định Giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ban hành kèm theo Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoà nhập
1. Cơ sở giáo dục hoà nhập phải có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học hoà nhập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
2. Trường, lớp được thiết kế xây dựng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tập và sinh hoạt.
3. Có đồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị giáo dục đặc thù dành riêng cho giáo dục hoà nhập.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất đồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo đó, cơ sở giáo dục hoà nhập phải có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học hoà nhập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.