Các cơ quan có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý?
- Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
- Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, Sở tư pháp có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
- Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, tổ chức chủ quản của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
- Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
- Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 11/2014/TT-BTP đối với việc bảo đảm bình đẳng giới thì Cục Trợ giúp pháp lý có các trách nhiệm sau đây:
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Trợ giúp pháp lý
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn, triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.
2. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống hành vi mua bán người, xâm hại tình dục cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, đánh giá kết quả, nhân rộng mô hình điển hình và đề xuất giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
4. Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo công tác bình đẳng giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, Sở tư pháp có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Căn cứ vào quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2014/TT-BTP đối với việc bảo đảm bình đẳng giới thì Sở tư pháp có các trách nhiệm sau đây:
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, sơ kết, tổng kết và bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện Thông tư này tại địa phương.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lồng ghép bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý trong Chương trình, Kế hoạch công tác; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý tại địa phương.
3. Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện lồng ghép bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình.
4. Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý và trong xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, tổ chức chủ quản của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Điều 16 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về trách nhiệm đối với việc bảo đảm bình đẳng giới của tổ chức chủ quản của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức chủ quản của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Chỉ đạo và tạo điều kiện để tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý trực thuộc thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý theo quy định tại Thông tư này; tổng hợp, thống kê số liệu và báo cáo kết quả định kỳ hàng năm, đột xuất hoặc theo giai đoạn về Sở Tư pháp và tổ chức chủ quản của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này.
Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Quy định tại Điều 17 Thông tư 11/2014/TT-BTP về trách nhiệm đối với việc bảo đảm bình đẳng giới của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý theo quy định tại Thông tư này.
2. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, cơ quan lao động, thương binh và xã hội, cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, cơ quan, tổ chức có liên quan trong bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý trong hoạt động của cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Đề xuất các giải pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện của tổ chức mình; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình điển hình; đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
5. Đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý; kịp thời tháo gỡ, kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Trong vấn đề trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì đối với việc bảo đảm bình đẳng giới?
Điều 18 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về trách nhiệm đối với việc bảo đảm bình đẳng giới của người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Điều 18. Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Thực hiện các nội dung bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý theo quy định tại Thông tư này phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập và đề xuất biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý; phát hiện, đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật hoặc thực hiện kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý khi bị xâm hại do phân biệt đối xử về giới hoặc hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới.
Như vậy, trên đây là các quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới trong việc trợ giúp pháp lý. Anh/chị có thể tham khảo để thực hiện bài nghiên cứu về bình đẳng giới của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.