Các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ có phải là đối tượng của chính sách vay vốn lưu động không? Nếu có thì lãi suất vay được quy định như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: chồng chị đang là chủ tàu khai thác hải sản xa bờ thì có phải là đối tượng của vay vốn lưu động không? Nếu có thì lãi suất vay được quy định như thế nào? Và chính sách bảo hiểm cho các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Bạch Cúc đến từ Đà Nẵng.

Các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ có phải là đối tượng của chính sách vay vốn lưu động không?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách tín dụng
...
3. Chính sách cho vay vốn lưu động
a) Đối tượng được vay vốn: Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ; chủ tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (gọi chung là khách hàng).
b) Việc cho vay vốn lưu động do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy các chủ tàu thực hiện hoạt động khai thác hải sản xa bờ là đối tượng được của chính sách vay vốn lưu động.

Lãi suất của chính sách cho vay vốn lưu động đối với các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP thì việc cho vay vốn lưu động do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Và căn cứ theo Điều 10 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
2. Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.

Như vậy lãi suất của chính sách cho vay vốn lưu động đối với các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được quy định như trên.

Khai thác hải sản xa bờ

Khai thác hải sản xa bờ (Hình từ Internet)

Chính sách bảo hiểm đối với các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách bảo hiểm
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đoàn nghề cá và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên:
1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.
2. Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:
a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV.
b) 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Như vậy chính sách bảo hiểm đối với các chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được quy định như sau:

- Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.

- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:

+ 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV.

+ 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Nguồn vốn để thực hiện chính sách đối với chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được lấy từ đâu?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách
1. Ngân sách trung ương thực hiện cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại cho vay để đóng mới, nâng cấp tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; đảm bảo kinh phí thiết kế mẫu tàu; hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản theo công nghệ mới cho các địa phương đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
2. Đối với chi phí: Đào tạo, duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép; kinh phí thực hiện chính sách bảo hiểm và chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy nguồn vốn để thực hiện chính sách đối với chủ tàu khai thác hải sản xa bờ được lấy từ ngân sách trung ương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,778 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào