Các cán bộ, chiến sĩ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông được yêu cầu như thế nào? Hành vi bị nghiêm cấm là gì?
- Các cán bộ, chiến sĩ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông được yêu cầu như thế nào? Hành vi bị nghiêm cấm là gì?
- Lực lượng Cảnh sát giao thông cấp huyện có trách nhiệm, nhiệm vụ điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông thế nào?
- Lực lượng Cảnh sát điều tra cấp huyện có trách nhiệm, nhiệm vụ điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông thế nào?
Các cán bộ, chiến sĩ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông được yêu cầu như thế nào? Hành vi bị nghiêm cấm là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 76/2011/TT-BCA có quy định như sau:
Tổ chức công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải nắm vững, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và quy trình của Bộ Công an về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông nhanh chóng, kịp thời, tỷ mỷ, chính xác, khách quan, toàn diện. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ lợi dụng nhiệm vụ được giao để sách nhiễu, gây phiền hà hoặc có hành vi tiêu cực khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo, bố trí đủ biên chế cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm điều tra và phải được tập huấn về công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện, kinh phí phục vụ công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; bố trí địa điểm tiếp dân để tiếp nhận tin báo, giải quyết tai nạn giao thông hoặc các khiếu nại, tố cáo của công dân về công tác này.
4. Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông là nhiệm vụ chung của lực lượng Cảnh sát nhân dân mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát điều tra. Các lực lượng phải có sự phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Thủ trưởng Công an các cấp.
Theo quy định trên thì các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải nắm vững, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và quy trình của Bộ Công an về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông nhanh chóng, kịp thời, tỷ mỷ, chính xác, khách quan, toàn diện.
Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ lợi dụng nhiệm vụ được giao để sách nhiễu, gây phiền hà hoặc có hành vi tiêu cực khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các cán bộ, chiến sĩ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông được yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng Cảnh sát giao thông cấp huyện có trách nhiệm, nhiệm vụ điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 76/2011/TT-BCA có quy định rưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công an cấp huyện) có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức điều tra, giải quyết tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn quản lý. Phân công lực lượng Cảnh sát giao thông hiện công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông như sau:
- Có mặt ngay sau khi vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn để giải quyết ban đầu như: tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn, xác định người làm chứng, giải tỏa ùn tắc giao thông;
- Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, lấy lời khai người điều khiển phương tiện, người làm chứng, thu thập tài liệu có liên quan về vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình giải quyết nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thụ lý điều tra theo thẩm quyền;
- Việc giải quyết ban đầu như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, lấy lời khai người điều khiển phương tiện, người làm chứng vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt; Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy của Bộ Công an.
- Tiếp nhận những vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm do Cảnh sát điều tra chuyển giao; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các vụ tai nạn giao thông có vi phạm hành chính.
Lực lượng Cảnh sát điều tra cấp huyện có trách nhiệm, nhiệm vụ điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 76/2011/TT-BCA có quy định Lực lượng Cảnh sát điều tra cấp huyện có trách nhiệm, nhiệm vụ điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông như sau:
- Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông có mặt ngay tại hiện trường để tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường; các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ nghiêm trọng trở lên; thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiểm sát việc điều tra theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận, tổ chức điều tra các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm theo thẩm quyền do lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển giao.
- Thông báo bằng văn bản lực lượng Cảnh sát giao thông cùng cấp đầy đủ thông tin về kết quả điều tra, giải quyết các vụ án tai nạn giao thông được Trưởng Công an cấp huyện giao thụ lý điều tra;
- Trong trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ điều tra, nếu hành vi của người có liên quan đến vụ tai nạn có dấu hiệu vi phạm hành chính thì Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện trong vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.