Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không?

Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không? Tin cảnh báo ngập lụt chỉ được ban hành khi có nguy cơ vỡ đập cao theo quy định pháp luật hiện hành?

Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt?

Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống. (khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg)

Theo Tài liệu hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa bão lũ của Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế dành cho cán bộ y tế thì:

Xử lý nước an toàn tạm thời dùng cho sinh hoạt nên lựa chọn nước mưa, nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo 03 bước sau đây:

Bước 1: Làm trong nước Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

- Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

- Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (Lưu ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước 8 bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử khuẩn nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử khuẩn nước.

+ Bằng các chế phẩm khử khuẩn

Khử khuẩn nước bằng các chế phẩm khử khuẩn nước sinh hoạt đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực và hạn sử dụng. Thực hiện khử khuẩn theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc hướng dẫn của cán bộ y tế.

Lưu ý:

- Nước đã được khử khuẩn có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Nếu sử dụng các các chế phẩm có hoạt chất khử khuẩn là Clo, sau khi khử khuẩn ngửi thấy mùi Clo thì việc khử khuẩn mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo cần mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi rồi mới sử dụng.

- Việc khử khuẩn nước bằng hóa chất dạng bột cần được thực hiện theo hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn.

- Trước khi tiến hành khử khuẩn cần kiểm tra hạn sử dụng của chế phẩm trên nhãn sản phẩm.

+ Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau thì tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý: sử dụng nước đã được làm trong ở bước 1 để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Bước 3: Trữ nước an toàn

Nước sau khi được khử khuẩn cần được lưu trữ an toàn trong các dụng cụ chứa nước sạch có nắp đậy để tránh muỗi đẻ trứng và tái nhiễm bẩn.

Lưu ý: Có thể sử dụng các nguồn nước an toàn khác như nước đóng chai, đóng bình hoặc nước đã đun sôi.

Quy trình chung xử lý nước ăn uống:

Quy trình chung xử lý nước ăn uống

Hình ảnh minh họa quy trình xử lý nước ăn uống

TẢI VỀ: Tài liệu hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường mùa bão lũ

Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không?

Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không? (Hình từ Internet)

Tin cảnh báo ngập lụt chỉ được ban hành khi có nguy cơ vỡ đập cao?

Căn cứ khoản 5 Điều 14 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 có quy định như sau:

Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
...
5. Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được ban hành khi:
a) Phát hiện mưa lớn có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo;
b) Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đê, vỡ đập, vỡ hồ chứa, xả lũ có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.

Theo đó, tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.

Như vậy, tin cảnh báo ngập lụt không chỉ được ban hành khi có nguy cơ vỡ đập cao.

Độ sâu ngập lụt lớn nhất sẽ được cảnh báo trong tin cảnh báo ngập lụt?

Theo khoản 5 Điều 15 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 có quy định:

Nội dung tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
...
5. Tin cảnh báo ngập lụt
a) Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
b) Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
c) Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
d) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
đ) Thời gian ban hành tin;
e) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
a) Tiêu đề Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin;
b) Tình hình mưa trên lưu vực trong 6 giờ qua;
c) Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo;
d) Cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy (nếu có);
đ) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 46 Quyết định này;
e) Thời gian ban hành bản tin;
g) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Theo đó, độ sâu ngập lụt lớn nhất sẽ được nêu trong tin cảnh báo ngập lụt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
185 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào