Các bước tiến hành thay băng mắt vô khuẩn như thế nào? Khi thay băng mắt vô khuẩn cần theo dõi người bệnh như thế nào?
Thay băng mắt vô khuẩn được chỉ định khi nào? Ai có thể thực hiện thay băng mắt vô khuẩn?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Thay băng mắt vô khuẩn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THAY BĂNG MẮT VÔ KHUẨN
I. ĐẠI CƯƠNG
Thay băng bằng tăm bông vô khuẩn là công việc làm sạch mắt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh.
II . CHỈ ĐỊNH
Người bệnh sau phẫu thuật mắt và có chỉ định phải băng mắt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định thay băng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.
2. Phương tiện
Dụng cụ:
- Chuẩn bị xe thay băng theo quy định.
- Bàn thay băng.
3. Người bệnh
- Giải thích và hướng dẫn người bệnh.
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn thay băng.
Thay băng mắt vô khuẩn là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Thay băng mắt vô khuẩn được chỉ định cho người bệnh sau phẫu thuật mắt và có chỉ định phải băng mắt. Và không có chống chỉ định khi thay băng mắt vô khuẩn.
Người thực hiện thay băng mắt vô khuẩn có thể là bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo.
Bên cạnh đó, người bệnh khi thay băng mắt vô khuẩn được giải thích và hướng dẫn người bệnh. Tư thế người bệnh là nằm ngửa trên bàn thay băng.
Các bước tiến hành thay băng mắt vô khuẩn như thế nào? Khi thay băng mắt vô khuẩn cần theo dõi người bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành thay băng mắt vô khuẩn thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Thay băng mắt vô khuẩn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định về các bước tiến hành như sau:
THAY BĂNG MẮT VÔ KHUẨN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Chuẩn bị tăm bông, băng sạch ra khay vô khuẩn.
- Dùng kẹp phẫu tích sạch hoặc bằng tay bóc băng nhẹ nhàng.
- Tra dung dịch natri clorua 0,9% vào góc trong mắt thay băng và làm ẩm đầu bông.
- Tay trái cầm tăm bông thứ nhất vành nhẹ mi dưới xuống, hướng dẫn người bệnh ngước nhìn lên, tay phải cầm tăm bông thứ 2 lau sạch mi từ ngoài vào trong. Lau lại lần nữa bằng tăm bông thứ 3. Lau vùng xung quanh mi từ trong ra ngoài bằng tăm bông thứ 4.
- Xem tình hình vết phẫu thuật, nếu có hiện tượng bất thường báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Tra thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
- Đặt gạc vô trùng và băng lại (băng che, kín, hoặc băng ép tùy theo y lệnh của bác sĩ).
...
Như vậy, các bước tiến hành thay băng mắt vô khuẩn thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật thay băng mắt vô khuẩn như sau:
- Chuẩn bị tăm bông, băng sạch ra khay vô khuẩn.
- Dùng kẹp phẫu tích sạch hoặc bằng tay bóc băng nhẹ nhàng.
- Tra dung dịch natri clorua 0,9% vào góc trong mắt thay băng và làm ẩm đầu bông.
- Tay trái cầm tăm bông thứ nhất vành nhẹ mi dưới xuống, hướng dẫn người bệnh ngước nhìn lên, tay phải cầm tăm bông thứ 2 lau sạch mi từ ngoài vào trong. Lau lại lần nữa bằng tăm bông thứ 3. Lau vùng xung quanh mi từ trong ra ngoài bằng tăm bông thứ 4.
- Xem tình hình vết phẫu thuật, nếu có hiện tượng bất thường báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Tra thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
- Đặt gạc vô trùng và băng lại (băng che, kín, hoặc băng ép tùy theo y lệnh của bác sĩ).
Khi thay băng mắt vô khuẩn cần theo dõi người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Thay băng mắt vô khuẩn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định về theo dõi và xử trí tai biến như sau:
THAY BĂNG MẮT VÔ KHUẨN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi mắt có kích thích, đau nhức hay không? quan sát dịch thấm băng mắt và toàn trạng người bệnh. Nếu thấy bất thường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Theo quy định trên, khi thay băng mắt vô khuẩn cần theo dõi mắt có kích thích, đau nhức hay không? quan sát dịch thấm băng mắt và toàn trạng người bệnh. Nếu thấy bất thường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.