Các bước tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ như thế nào? Việc theo dõi khi phẫu thuật vá da tạo cùng đồ được quy định như thế nào?

Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là gì? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật vá da tạo cùng đồ khi nào? Các bước tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ như thế nào? Việc theo dõi khi phẫu thuật vá da tạo cùng đồ được quy định như thế nào? Câu hỏi của chị Thiên Ý tại Bình Dương.

Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là gì? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật vá da tạo cùng đồ khi nào?

Căn cứ theo Mục I và Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT VÁ DA TẠO CÙNG ĐỒ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là một trong những phương pháp điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho người bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
- Cạn cùng đồ do thiếu tổ chức, sẹo co kéo.
- Đã được ghép da hoặc ghép niêm mạc nhưng vẫn còn thiếu tổ chức.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Cùng đồ quá sâu, cần phải tiến hành những phẫu thuật khác như ghép bì mỡ.
- Người bệnh bị các bệnh về da, bệnh tạo keo.
...

Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.

Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là một trong những phương pháp điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho người bệnh.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật vá da tạo cùng đồ khi:

- Cạn cùng đồ do thiếu tổ chức, sẹo co kéo.

- Đã được ghép da hoặc ghép niêm mạc nhưng vẫn còn thiếu tổ chức.

Phẫu thuật 35

Các bước tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ như thế nào? (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT VÁ DA TẠO CÙNG ĐỒ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê hoặc gây mê toàn thân phối hợp với gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm chảy máu.
3.2. Tiến hành phẫu thuật
- Tại mắt.
+ Phẫu tích cắt bỏ sẹo co kéo, mở ngang kết mạc cho vùng cùng đồ được rộng hơn, khe mi được rộng hơn, có thể đặt được khuôn mắt giả vào trong một cách dễ dàng.
+ Đốt cầm máu.
+ Đo kích thước của mảnh da cần lấy.
- Tại vùng lấy da.
+ Có thể lấy da sau tai, da mặt trong cánh tay, hõm xương đòn.
+ Vẽ mảnh da cần lấy.
+ Gây tê.
+ Rạch da bằng dao 15.
+ Phẫu tích lấy mảnh da ghép: nên lấy da toàn bộ chiều dày, có kích thước lớn hơn kích thước cần ghép 1 - 2mm.
+ Đốt cầm máu.
+ Khâu lại vết thương bằng chỉ 5-0 hoặc 6-0 prolen hoặc nilon.
- Ghép da vào vùng cùng đồ.
- Đặt mảnh ghép vào vị trí cần ghép.
- Khâu mảnh da ghép với mép kết mạc đã tách bằng chỉ 5-0 hoặc 6-0 vicryl.
- Đặt khuôn mắt giả (tốt nhất là khuôn trong và có lỗ để dịch có thể thoát ra, khuôn trong để có thể quan sát tình trạng mảnh ghép trong thời gian hậu phẫu).
- Nếu cần thiết có thể khâu cò mi tạm thời.
- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt.

Theo quy định trên, các bước tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ

Bước 2. Kiểm tra người bệnh

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật

- Gây tê hoặc gây mê toàn thân phối hợp với gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm chảy máu.

- Tiến hành phẫu thuật vá da tạo cùng đồ thực hiện theo quy định cụ thể trên.

Việc theo dõi khi phẫu thuật vá da tạo cùng đồ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT VÁ DA TẠO CÙNG ĐỒ
...
VI. THEO DÕI
1. Tại mắt
Tình trạng sưng nề của mi, hốc mắt.
Mảnh ghép: kiểm tra xem chỉ khâu mảnh ghép, theo dõi màu sắc mảnh ghép, khám xem mảnh ghép có bị thải loại, bị nhiễm trùng, hoại tử hay không.
Sau 7 đến 10 ngày có thể lấy khuôn ra.
2. Tại vị trí lấy da
Theo dõi tình trạng của vết thương, chỉ khâu, chảy máu, nhiễm trùng.
3. Toàn thân
Toàn trạng chung: mạch nhiệt độ, huyết áp.
...

Việc theo dõi khi phẫu thuật vá da tạo cùng đồ được quy định như sau:

- Tại mắt

+ Tình trạng sưng nề của mi, hốc mắt.

+ Mảnh ghép: kiểm tra xem chỉ khâu mảnh ghép, theo dõi màu sắc mảnh ghép, khám xem mảnh ghép có bị thải loại, bị nhiễm trùng, hoại tử hay không.

+ Sau 7 đến 10 ngày có thể lấy khuôn ra.

- Tại vị trí lấy da: Theo dõi tình trạng của vết thương, chỉ khâu, chảy máu, nhiễm trùng.

- Toàn thân: Toàn trạng chung: mạch nhiệt độ, huyết áp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,307 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào