Các bước tiến hành phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh như thế nào?
- Để cắt da mi thừa người bệnh có được chỉ định phẫu thuật sửa sa da mi không? Việc chuẩn bị cho người bệnh được trước phẫu thuật như thế nào?
- Các bước tiến hành phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh như thế nào?
- Cách xử lý tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh?
Để cắt da mi thừa người bệnh có được chỉ định phẫu thuật sửa sa da mi không? Việc chuẩn bị cho người bệnh được trước phẫu thuật như thế nào?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 3 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA SA DA MI TRÊN VÀ DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới là phương pháp cắt da mi thừa để cải thiện tình trạng chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
Sa da mi trên và dưới ảnh hưởng đến chức năng hoặc thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Tình trạng toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
VI. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ chuyên khoa Mắt.
- Đốt điện hai cực.
3. Người bệnh
- Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.
- Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).
- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Mô tả bằng hình vẽ.
- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.
Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012, phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới là phương pháp cắt da mi thừa để cải thiện tình trạng chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.
Như vậy, để cắt da mi thừa để cải thiện tình trạng chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới.
Người bệnh được vệ sinh mắt trước phẫu thuật. Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể). Đồng thời, tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.
Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA SA DA MI TRÊN VÀ DƯỚI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Đánh dấu vị trí cắt da tại nếp mi sẵn có của người bệnh.
- Đo, đánh dấu lượng da mi thừa.
- Gây tê tại chỗ bằng tiêm dưới da.
- Rạch da mi toàn bộ chiều dài mi trên theo đánh dấu.
- Tách da mi và kéo mép da xuống dưới. Cắt bỏ da mi thừa. Chú ý không cắt nhiều da gây lật và hở mi.
- Có thể phối hợp cắt bớt mỡ thừa.
- Khâu da bằng chỉ vicryl 6.0.
Theo quy định trên, tiến hành phẫu thuật sửa sa da mi để cắt da mi thừa cho người bệnh như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật như sau:
- Đánh dấu vị trí cắt da tại nếp mi sẵn có của người bệnh.
- Đo, đánh dấu lượng da mi thừa.
- Gây tê tại chỗ bằng tiêm dưới da.
- Rạch da mi toàn bộ chiều dài mi trên theo đánh dấu.
- Tách da mi và kéo mép da xuống dưới. Cắt bỏ da mi thừa. Chú ý không cắt nhiều da gây lật và hở mi.
- Có thể phối hợp cắt bớt mỡ thừa.
- Khâu da bằng chỉ vicryl 6.0.
Cách xử lý tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT SỬA SA DA MI TRÊN VÀ DƯỚI
...
VI. THEO DÕI
- Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.
- Vệ sinh mắt, dùng gạc lạnh đắp mắt chống phù nề, tra nước mắt nhân tạo.
- Cắt chỉ sau 1 tuần.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu sau phẫu thuật: băng ép và theo dõi.
- Sẹo ở những người có cơ địa sẹo lồi: tránh phẫu thuật người có cơ địa sẹo lồi.
- Hai mắt không tương xứng (lượng da mi cắt không cân xứng hai bên): cần phẫu thuật lại.
- Cắt ít da hoặc quá nhiều da gây lật mi dưới hoặc hở mi trên: phẫu thuật bổ sung hay tạo hình hở lật mi.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh mắt sau phẫu thuật.
Theo đó, khi phẫu thuật sửa sa da mi trên và dưới để cắt da mi thừa cho người bệnh có thể xảy ra các tai biến và các xử lý như sau:
- Chảy máu sau phẫu thuật: băng ép và theo dõi.
- Sẹo ở những người có cơ địa sẹo lồi: tránh phẫu thuật người có cơ địa sẹo lồi.
- Hai mắt không tương xứng (lượng da mi cắt không cân xứng hai bên): cần phẫu thuật lại.
- Cắt ít da hoặc quá nhiều da gây lật mi dưới hoặc hở mi trên: phẫu thuật bổ sung hay tạo hình hở lật mi.
- Nhiễm trùng sau phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh mắt sau phẫu thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.