Các bước tiến hành nhỏ thuốc vào mắt như thế nào? Khi nhỏ thuốc, chạm vào giác mạc gây xước giác mạc thì xử lý như thế nào?

Người bệnh có thể ngồi khi nhỏ thuốc vào mắt không? Tư thế người bệnh như thế nào? Các bước tiến hành nhỏ thuốc vào mắt như thế nào? Khi nhỏ thuốc, chạm vào giác mạc gây xước giác mạc thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Ngọc Quỳnh tại Tp. Đà Lạt.

Người bệnh có thể ngồi khi nhỏ thuốc vào mắt không? Tư thế người bệnh như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục III Quy trình kỹ thuật Nhỏ thuốc vào mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

NHỎ THUỐC VÀO MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Nhỏ thuốc là đưa dung dịch thuốc vào kết mạc cùng đồ dưới của mắt, từ đó thuốc thấm qua kết mạc và giác mạc để vào phần trước nhãn cầu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các bệnh về mắt khi có chỉ định dùng thuốc tra mắt.
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Điều dưỡng chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Xe tiêm, thay băng.
- Hộp bông ướt hoặc tăm bông, bông gạc vô khuẩn.
- Phiếu tra thuốc, găng tay sạch, băng dính và kéo (Người bệnh đã phẫu thuật).
- Dung dịch cồn 700C hoặc dung dịch cồn rửa tay nhanh.
- Kẹp phẫu tích có mấu vô khuẩn, kẹp phẫu tích sạch, lọ cắm kẹp phẫu tích.
- Túi đựng rác thải y tế, rác thải tái chế.
- Các loại thuốc theo y lệnh.
3. Người bệnh
- Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh để phối hợp với Điều dưỡng.
- Tư thế người bệnh:
+ Nằm ngửa, đặt gối phía dưới để đầu được nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái (Trẻ nhỏ: nên đặt nằm và giữ đầu cố định).
+ Ngồi ghế: ghế tựa, yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau.

Nhỏ thuốc là đưa dung dịch thuốc vào kết mạc cùng đồ dưới của mắt, từ đó thuốc thấm qua kết mạc và giác mạc để vào phần trước nhãn cầu.

Điều dưỡng chuyên khoa Mắt thực hiện nhỏ thuốc vào mắt người bệnh. Tư thế người bệnh như sau:

- Nằm ngửa, đặt gối phía dưới để đầu được nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái (Trẻ nhỏ: nên đặt nằm và giữ đầu cố định).

- Ngồi ghế: ghế tựa, yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau.

Như vậy, người bệnh có thể ngồi ghế tựa và ngửa đầu ra sau khi nhỏ thuốc vào mắt.

Nhỏ thuốc vào mắt

Nhỏ thuốc vào mắt (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành nhỏ thuốc vào mắt như thế nào?

Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật Nhỏ thuốc vào mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

NHỎ THUỐC VÀO MẮT
...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra phiếu tra thuốc so với bệnh án.
2. Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kiểm tra 5 đúng.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Thực hiện quy trình vô khuẩn.
- Lau rửa mắt: dùng bông ướt hay tăm bông lau dọc hai bờ mi từ góc ngoài vào góc trong sau đó lau sạch vùng da mi quanh mắt.
- Nhỏ mắt:
+ Thuốc nước:
• Yêu cầu người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài. Một ngón tay kéo mi dưới xuống, bông đặt ở mi dưới để thấm nước mắt sau khi tra.
• Cầm lọ thuốc cách mắt khoảng 1,5 - 2cm. Nhỏ thuốc vào góc trong mắt, cùng đồ dưới, tránh chạm đầu ống thuốc vào mắt.
• Nếu tra nhiều loại thuốc mỗi loại cách nhau 5 phút
• Tra thuốc tê tại chỗ: giọt đầu tiên tra phía cùng đồ dưới, lần tiếp theo nên tra trực tiếp lên nhãn cầu.
• Trong trường hợp trẻ nhỏ hoặc người bệnh bị đau hay chảy nước mắt không thể nhìn lên trên được, điều dưỡng dùng 2 ngón tay để giữ mi trên và mi dưới rồi tra thuốc lên mắt.
+ Thuốc mỡ:
Yêu cầu người bệnh nhìn lên trên, dùng một ngón tay kéo mi dưới, đưa một lượng thuốc dọc theo cùng đồ dưới, đảm bảo phần cuối của typ thuốc không chạm vào lông mi.
Lưu ý:
- Không nên tra thuốc trực tiếp lên giác mạc, không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.
- Không được kéo mi trên trong trường hợp người bệnh tự mở được mắt
- Khi tra thuốc độc (như atropin) phải ấn giữ góc trong mắt vùng lệ quản tránh làm thuốc xuống khoang miệng.
- Thuốc đã mở nắp chỉ dùng trong thời gian dưới 15 ngày.

Như vậy, các bước tiến hành nhỏ thuốc vào mắt như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra phiếu tra thuốc so với bệnh án.

Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Thực hiện kiểm tra 5 đúng.

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật

- Thực hiện quy trình vô khuẩn.

- Lau rửa mắt: dùng bông ướt hay tăm bông lau dọc hai bờ mi từ góc ngoài vào góc trong sau đó lau sạch vùng da mi quanh mắt.

- Nhỏ mắt thuốc nước hoặc thuốc mỡ được quy định cụ thể trên.

Lưu ý:

- Không nên tra thuốc trực tiếp lên giác mạc, không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt.

- Không được kéo mi trên trong trường hợp người bệnh tự mở được mắt

- Khi tra thuốc độc (như atropin) phải ấn giữ góc trong mắt vùng lệ quản tránh làm thuốc xuống khoang miệng.

- Thuốc đã mở nắp chỉ dùng trong thời gian dưới 15 ngày.

Khi nhỏ thuốc, chạm vào giác mạc gây xước giác mạc thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Nhỏ thuốc vào mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

NHỎ THUỐC VÀO MẮT
...
VI. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chạm vào giác mạc gây xước giác mạc: tra thuốc kháng sinh phòng chống bội nhiễm, tăng cường dinh dưỡng mắt.
- Các biến chứng về toàn thân liên quan đến dược động học của thuốc: báo cho bác sĩ.
- Xử trí theo hướng toàn thân.

Theo đó, khi nhỏ thuốc, chạm vào giác mạc gây xước giác mạc: tra thuốc kháng sinh phòng chống bội nhiễm, tăng cường dinh dưỡng mắt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,231 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào