Các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt cần tuân thủ quy định nào? Công trình phòng chống đất sụt được phân thành những loại cụ thể nào?
Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được lựa chọn theo nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, nguyên tắc chung để lựa chọn biện pháp công trình phòng chống đất sụt được quy định cụ thể như sau:
"9.1 Nguyên tắc chung để lựa chọn biện pháp công trình phòng chống đất sụt
Việc lựa chọn biện pháp phòng ngừa hoặc xử lý đất sụt trên đường giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Biện pháp thiết kế xử lý đất sụt phải phù hợp với chủ trương kỹ thuật hay nhiệm vụ thiết kế và khả năng kinh phí của Chủ đầu tư, từ đó để đưa ra các giải pháp thiết kế xử lý đất sụt phù hợp hoặc là chỉ có tính tạm thời hay ở mức nửa kiên cố hoặc với yêu cầu phải kiên cố hóa, bền vững lâu dài.
- Các biện pháp xử lý đất sụt phải được đề xuất theo một số phương án trong bước thiết kế cơ sở, từ đó lựa chọn phương án hợp lý nhất để tiến hành lập thiết kế chi tiết ở bước lập BVTC.
- Các hồ sơ thiết kế xử lý đất sụt đều phải kèm theo các bản tính toán sơ bộ hoặc bản tính chi tiết ứng với các bước thiết kế cơ sở hoặc thiết kế BVTC, về tính toán ổn định mái dốc, tính toán kết cấu, tính toán thoát nước và tính toán bố trí các công trình phụ trợ khác nhằm đảm bảo ổn định mỏi dốc, góp phần bảo vệ môi trường."
Phân loại công trình phòng chống đất sụt (Nguồn ảnh: Internet)
Các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt cần tuân thủ quy định nào?
Căn cứ tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, quy định chung về các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt được nêu cụ thể như sau:
"9.4 Quy định chung về các bước thiết kế công trình phòng chống đất sụt
9.4.1 Theo quy định tại Điều 5, tùy theo quy mô của dự án, công tác thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô được phân ra làm 2 bước, đó là:
- Bước lập báo cáo khảo sát đi kèm thiết kế cơ sở, và
- Bước lập bản vẽ thi công.
Nội dung yêu cầu của hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ bản vẽ thi công được quy định tại các Điều
5.1.2 và Điều 5.1.3.
9.4.2 Định hướng lựa chọn các loại giải pháp để kết hợp đồng bộ với nhau dùng trong bước lập BCNCKT và TKCS nhằm góp phần phòng chống đất sụt trên đường ô tô, được nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 - Tham khảo các giải pháp phòng chống đất sụt
Công trình phòng chống đất sụt được phân thành những loại cụ thể nào?
Căn cứ tiểu mục 9.5 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, việc phân loại công trình phòng chống đất sụt được quy định cụ thể như sau:
"9.5 Phân loại các công trình phòng chống đất sụt
9.5.1 Việc phân loại công trình phòng chống đất sụt được tiến hành theo 2 cách, đó là phân loại công trình theo công nghệ xây dựng và theo mục đích, ý nghĩa, công năng của công trình.
9.5.2 Phân loại công trình phòng chống đất sụt theo công nghệ xây dựng, gồm có: các công trình được xây dựng theo công nghệ truyền thống và theo công nghệ mới, hiện đại. Trong đó:
a) Các công trình phòng chống đất sụt được xây dựng theo công nghệ truyền thống, chủ yếu bao gồm các biện pháp xử lý tạm thời nhằm mục tiêu đảm bảo giao thông. Có thể liệt kê các biện pháp công trình sử dụng công nghệ truyền thống như sau:
- Hót sụt giải phóng mặt bằng;
- Kè rọ đá;
- Tường đá xếp khan;
- Tường cừ đóng cọc tre, cọc gỗ;
- Tường chắn xây đá hoặc xây gạch;
- Làm đoạn tuyến tránh đi vòng tạm thời;
- Trồng cây, trồng cỏ chống xói;
- Xây lát đá, xây lát gạch chống xói bề mặt;
- Đào rãnh thoát nước;
- Làm cống thoát nước, khơi thông dòng chảy, ...
b) Các công trình phòng chống đất sụt được xây dựng theo công nghệ mới, bao gồm các biện pháp công trình sử dụng công nghệ mới như sau:
- Kè rọ đá Terramesh (có tăng cường bản lưới neo);
- Tường chắn trọng lực BTXM, BTCT;
- Tường chắn kết cấu thép (không neo và có neo);
- Tường chắn móng cọc;
- Tường cọc ván thép;
- Tường cọc ray;
- Tường neo BTCT;
- Dầm neo hoặc bản neo BTCT;
- Vỏ mỏng xi măng lưới thép (XMLT) bảo vệ mái dốc chống xói;
- Tấm lát, gạch lát và lớp phủ BTXM hoặc BTCT chống xói bề mặt mái dốc;
- Lưới thép chặn đá rơi;
- Hành lang (hầm hở) cắt qua vùng sụt lở;
- Kết cấu ban-công mở rộng mặt đường về phía ta-luy âm;
- Vải địa kỹ thuật và tấm lưới dẻo Geogrid để tăng cường ổn định lớp đất đắp;
- Cầu cạn vượt qua đoạn sụt trượt đất,...
9.5.3 Phân loại công trình phòng chống đất sụt theo mục đích, ý nghĩa và công năng của công trình, bao gồm 3 loại công trình được áp dụng trong thực tế như sau:
a) Loại 1: Các công trình phòng chống đất sụt tạm thời, là các loại công trình được xây dựng tạm thời nhằm mục tiêu khẩn trương và nhanh chóng khắc phục hiện tượng đất sụt, đảm bảo giao thông mang tính tình thế, tạm thời. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và chỉ dẫn các biện pháp thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.6.
b) Loại 2: Các công trình phòng chống đất sụt bền vững hóa, là các loại công trình được xây dựng ở mức độ đảm bảo bền vững một cách tương đối, đủ để phòng ngừa hoặc xử lý hiện tượng đất sụt do mưa lũ ở mức độ vừa phải gây ra, về cơ bản đảm bảo được giao thông thông suốt trong năm ngoại trừ gặp phải những đợt mưa bão lớn. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và yêu cầu thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.7.
c) Loại 3: Các công trình phòng chống đất sụt kiên cố hóa, là các loại công trình được xây dựng kiên cố, bền vững ở mức độ cao, đủ sức phòng ngừa hoặc xử lý triệt để hiện tượng đất sụt do mưa bão gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt trong năm. Các dạng cụ thể của loại công trình này được nêu tại Điều 9.5 và yêu cầu thiết kế chúng được nêu tại Điều 9.8."
Như vậy, công trình phòng chống đất sụt được đảm bảo các bước thiết kế, xây dựng, lựa chọn cũng như phân loại cụ thể để đưa vào sử dụng sao cho phù hợp với tình hình trên thực thế hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.