Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chuẩn chung đối với công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự?

Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chuẩn chung đối với công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự hiện nay được quy định ra sao? Cần chú ý những điều gì khi phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Tiêu chuẩn chung đối với công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự được quy định ra sao?

>>> Xem thêm: Học Thạc sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ quân sự 2025?

>>> Sinh viên xin Giấy giới thiệu di chuyển nghĩa vụ quân sự ở đâu? Để làm gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì tiêu chuẩn chung đối với công đân được gọi nhập ngũ như sau:

(1) Công dân phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Việc phân phân loại sức khỏe của công dân sẽ được thực hiện dựa trên:

- Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

- Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.

Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.

Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.

Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.

Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.

Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

(2) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Lưu ý: Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP.

Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)

Các bệnh da liễu không phải đi nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP và Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thì công dân mắc các bệnh da liễu sau có thể sẽ không được đi nghĩa vụ quân sự:

TT

Bệnh tật

Điểm

163

Nấm da (Hắc lào)



- Nấm da diện tích trên 100 cm2, hoặc rải rác toàn thân, hoặc có biến chứng nặng (chàm hoá, nhiễm khuẩn...)

4T

164

Nấm móng:



- Có từ 5 móng trở lên bị nấm

4T

165

Nấm da chân (Nấm kẽ)



- Bợt trắng từ 5 kẽ trở lên, hoặc có mụn nước từ 3 kẽ trở lên

4T

166

Bệnh Lang ben:



- Thể lan tỏa chiếm trên 1/3 diện tích cơ thể, ảnh hưởng đến thẩm mỹ (bị nhiều vùng mặt, cổ, gáy)

4T

167

Nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân:



- Mức độ vừa

4


- Mức độ nặng

5

168

Bị mắc từ 2 loại nấm nêu trên trở lên (từ mục 163-167)

Lấy điểm của nhiễm loại nấm nặng nhất và tăng lên 1 điểm

169

Ghẻ:



- Ghẻ rải rác toàn thân và có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hoá...

4T

170

Viêm da



- Chàm hóa do bệnh da khác (nấm, tiếp xúc...)

4


- Viêm da cơ địa

6


- Viêm da dầu

4


- Tổ đỉa

5


- Viêm da thần kinh (Niken đơn dạng mạn tính)



+ Khu trú

4


+ Lan tỏa (nhiều nơi)

5

171

Bệnh da bọng nước (Pemphigus, Pemphigoid, Duhring Brocq)

6

172

Bệnh tổ chức liên kết:



- Lupus ban đỏ:



+ Lupus ban độ mạn (dạng đĩa)

5


+ Lupus ban đỏ hệ thống

6


- Xơ cứng bì:



+ Khu trú

4


+ Toàn thể

6


- Viêm da cơ

6


- Viêm nút quanh động mạch

- Các hội chứng trùng lắp khác

5

173

Bệnh da có vảy:



- Bệnh vảy nến các thể

4 - 5 - 6


- Lichen phẳng

5


- Bệnh vảy cá

4

174

Bệnh rối loạn sắc tố:



- Bệnh bạch biến:



+ Thể lan tỏa

4


- Sạm da



+ Rải rác (nguyên nhân nội tiết)

5


- Đã phẫu thuật ghép da

Tính điểm theo mục 137

175

Các tật bẩm sinh ở đa, bớt các loại:



- Diện tích trên 4 cm2 ở vùng mặt - cổ, hoặc diện tích trên 20 cm2, hoặc có rải rác nhiều nơi

4

176

Bệnh phong tất cả các thể:

6

177

Bệnh lây theo đường tình dục:



- Giang mai:



+ Giang mai giai đoạn 2 muộn, đã điều trị đúng, đủ phác đồ

4


+ Giang mai giai đoạn 3

6


+ Giang mai chưa điều trị ổn định

5


- Lậu:



+ Lậu cấp chưa điều trị

4


+ Lậu mạn có tổn thương bộ phận tiết niệu, sinh dục

5


- Bệnh hạ cam (Chancremou):



+ Chưa điều trị

4


- Sùi mào gà (Papyloma)

4


- Bệnh hột xoài (Nicolas-Favre)

5


- Nhiễm HIV

6

178

Dày sừng lòng bàn chân cơ địa

5

179

Trứng cá và một số bệnh khác:



- Trứng cá thường (chỉ tính vùng mặt):



- Trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá sẹo lồi

4


- Trứng cá đỏ

5

180

Sẩn ngứa, sẩn cục do côn trùng đốt (ruồi vàng, bọ chó, dĩn...):



- Từ 30 - 50 nốt

4T


- Trên 50 nốt

5

181

Mày đay mạn tính

6

183

Lao da các loại

5

184

Các bệnh u da:



- U xơ thần kinh (bệnh di truyền)

5


- Các loại u lành tính khác

4

185

Cấy dị vật vào dương vật

4T

186

Sùi mào gà (Papyloma) ở hậu môn, sinh dục

4

Lưu ý: Công dân mắc các chứng bệnh da liễu trên sẽ được đưa vào diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự do chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019).

Cần chú ý những điều gì khi phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì cần chủ ý những điều sau trong phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

(1) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”).

Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn).

Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

(2) Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác.

Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

(3) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị;

(4) Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

701 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào