Các bên tham gia hòa giải ở cơ sở được không thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành?
- Việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành trong những trường hợp nào?
- Các bên trong hòa giải ở cơ sở được không thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong trường hợp nào?
- Ai có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành? Trưởng ban công tác Mặt trận có vai trò như nào trong công tác thực hiện hòa giải thành
Việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành trong những trường hợp nào?
Việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.
Tại khoản 2 Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về thỏa thuận hòa giải thành như sau:
Hòa giải thành
...
2. Các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ, việc;
d) Diễn biến của quá trình hòa giải;
đ) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;
h) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.
Khi hòa giải thành thì các bên phải lập văn bản hòa giải thành bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:
- Căn cứ tiến hành hòa giải;
- Thông tin cơ bản về các bên;
- Nội dung chủ yếu của vụ, việc;
- Diễn biến của quá trình hòa giải;
- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.
Các bên trong hòa giải ở cơ sở được không thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong trường hợp nào?
Tại Điều 25 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành như sau:
Thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
1. Các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.
2. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.
Vậy theo đó trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.
Ai có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành? Trưởng ban công tác Mặt trận có vai trò như nào trong công tác thực hiện hòa giải thành
Theo Điều 26 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành được quy định như sau:
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
Hòa giải viên có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết; kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.
Tại Điều 9 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc theo dõi, đôn đốc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc theo dõi, đôn đốc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
Hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải có trách nhiệm thực hiện Điều 26 của Luật hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp tổ trưởng tổ hòa giải báo cáo có vấn đề phát sinh khi thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, thì Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, gia đình, dòng họ, người có uy tín vận động, thuyết phục, có biện pháp giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh đó.
Vậy hòa giải viên có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết.
Trong quá trình theo dõi nếu có phát sinh thì phải thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận.
Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, gia đình, dòng họ, người có uy tín vận động, thuyết phục, có biện pháp giải quyết kịp thời vấn đề phát sinh đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.