Các bên kinh doanh bất động sản cần lưu ý điều gì khi thỏa thuận hợp đồng theo quy định mới nhất?
Trong kinh doanh bất động sản, các bên cần lưu ý những gì khi thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau:
Nguyên tắc kinh doanh bất động sản
1. Công khai, minh bạch; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không vi phạm điều cấm của luật.
2. Bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản ngoài phạm vi khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Như vậy, khi thực hiện thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng kinh doanh bất động sản, các bên cần phải lưu ý như sau:
(1) Công khai, minh bạch; tự do thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và không được vi phạm điều cấm của luật.
(2) Bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh bao gồm:
(1) Nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai.
(2) Công trình xây dựng có sẵn, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, bao gồm công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp.
(3) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định tại khoản (2).
(4) Quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
(5) Dự án bất động sản.
>> Kinh doanh bất động sản online: Đâu là cơ hội bứt phá cho nhà đầu tư?
Các bên kinh doanh bất động sản cần lưu ý điều gì khi thỏa thuận hợp đồng theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)
Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản
1. Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
2. Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
3. Không công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Gian lận, lừa dối, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
5. Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
7. Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
8. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 là hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản của Bộ Xây dựng được quy định thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản của Bộ Xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, cụ thể như sau:
Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản;
- Xây dựng các đề án, chính sách phát triển, quản lý kinh doanh bất động sản;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp điều tiết thị trường bất động sản;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện và quản lý kinh doanh bất động sản;
- Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, quản lý hoạt động môi giới bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về nhà ở và thị trường bất động sản; xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về kinh doanh bất động sản trên phạm vi cả nước;
- Hợp tác quốc tế về kinh doanh bất động sản;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm dừng, chấm dứt hoạt động hoặc điều chỉnh, chuyển đổi, chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.