Cá thể bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây lan sang các cả thể khỏe mạnh khác hay không?

Khi một cá thể lợn bị nhiệm bệnh lở mồm long móng thì có thể lây nhiễm cho những cá thể khỏe mạnh khác hay không? Phương pháp ELISA FMD 3ABC dùng để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng được thực hiện như thế nào? Kết quả chẩn đoán ra sao thì xác định dương tính với bệnh? Câu hỏi của anh Luân từ Hà Giang.

Cá thể bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây lan sang các cả thể khỏe mạnh khác hay không?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về chẩn đoán lâm sàng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Dịch tễ học
Bệnh lở mồm long móng gây thành dịch trên nhiều loài động vật móng guốc chẵn, chủ yếu ở trâu bò và lợn.
Bệnh do nhiều typ và tiểu typ của Aphthovirus gây ra. Các typ huyết thanh có sự phân bố khác nhau. Typ huyết thanh O, A phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trái lại các typ huyết thanh SAT1, SAT2, SAT3 được giới hạn ở một số nước thuộc Châu Phi. Typ huyết thanh Asia 1 được tìm thấy ở nhiều nước thuộc Châu Á. Trong các ổ dịch, động vật có thể mắc bệnh do một hoặc cùng một lúc nhiều typ. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, rộng đối với động vật mẫn cảm.
Bệnh có thể lây trực tiếp từ động vật mắc bệnh đến động vật mẫn cảm, hay lây gián tiếp qua sản phẩm động vật (thịt, sữa, tinh dịch, da), dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc.
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Ở trâu bò và lợn hoặc các loài vật khác đều có chung đặc điểm là sốt trong khoảng từ 2 đến 3 ngày, viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân, chảy nhiều nước bọt. Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng đỏ ửng. Mụn nước bắt đầu xuất hiện ở bên trong má, mép chân răng, môi, lợi, và bề mặt lưỡi. Mụn nước phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong chứa nước trong, sau đục dần. Sau 1 đến 2 ngày, mụn nước bị vỡ, lớp niêm mạc tróc ra.
Do có viêm mụn nước ở vùng vành móng, kẽ móng chân làm con vật khó chịu, tỏ ra đau đớn, đi lại khó. Có trường hợp móng chân bị bong hết ra, phổ biến ở lợn.
Ở con vật cái đang nuôi con, triệu chứng ở bầu vú, núm vú cũng tương tự như ở miệng và chân làm con vật giảm tiết sữa, sữa bị giảm phẩm chất. Do đau ở vú nên con mẹ thường không cho con non bú làm con non bị thiếu sữa. Hơn nữa chính con non cũng bị viêm lở miệng nên không bú được. Hậu quả có tới 50 % đến 80 % gia súc non bị chết. Con vật mang thai dễ bị sẩy thai.
6.3 Bệnh tích
Mổ khám bệnh tích chủ yếu là từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột đều có mụn loét với từng mảng xuất huyết hoặc tụ máu. Bộ máy hô hấp cũng bị viêm. Có mụn nước ở miệng (niêm mạc môi, lợi, lưỡi và vòm miệng), mũi, kẽ móng, viền móng và núm vú. Mụn nước vỡ có thể thành vết loét, chảy máu.
Lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước, móng bị tụt, mặt ngoài tim có những vệt hoại tử màu trắng xen kẽ trông giống như da hổ nên gọi là “tim vằn hổ”.
Biến chứng: Viên cơ tim và viêm ruột ở gia súc non (bê non, lợn dưới 2 tháng tuổi).

Như vậy, bệnh lở mồm long móng có thể lây trực tiếp từ động vật mắc bệnh đến động vật mẫn cảm, hay lây gián tiếp qua sản phẩm động vật (thịt, sữa, tinh dịch, da), dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc.

Cá thể bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây lan sang các cả thể khỏe mạnh khác hay không?

Cá thể bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở lợn có thể lây lan sang các cả thể khỏe mạnh khác hay không? (Hình từ Internet)

Quy trình thực hiện phương pháp ELISA FMD 3ABC được thực hiện ra sao?

Theo điểm F.1 Phụ lục F Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về quy trình thực hiện phương pháp ELISA FMD - 3ABC để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn như sau:

F.1 Tiến hành phản ứng
Ngày 1
- Cho 80 µl ELISA buffer đến tất cả các giếng trong đĩa phản ứng.
- Cho 20 µl mẫu đối chứng âm vào giếng A1 và B1.
- Cho 20 µl mẫu đối chứng dương yếu vào giếng C1 và D1.
- Cho 20 µl mẫu đối chứng dương mạnh vào giếng E1 và F1.
- Cho 20 µl huyết thanh xét nghiệm vào các giếng theo sơ đồ xét nghiệm.
- Dán kín đĩa bằng tấm dán có sẵn trong bộ kít và lắc đều đĩa.
- Ủ qua đêm (từ 16 giờ đến 18 giờ) ở nhiệt độ 22 °C ± 3 °C.
Ngày 2
- Rửa đĩa phản ứng 6 lần với nước rửa từ 200 µl đến 300 µl/giếng.
- Cho 100 µl Conjugate đã pha loãng vào tất cả các giếng.
- Dán kín đĩa bằng tấm dán có sẵn trong bộ kít và ủ 60 phút ± 5 phút ở nhiệt độ 22 °C ± 3 °C.
- Rửa đĩa phản ứng 6 lần với nước rửa từ 200 µl đến 300 µl/giếng.
- Cho 100 µl dung dịch TMB vào tất cả các giếng, ủ 20 phút ở nhiệt độ 22 °C ± 3 °C.
- Cho 100 µl dung dịch Stop vào tất cả các giếng.
- Đọc đĩa ở bước sóng 450 nm trên máy đọc ELISA (5.3.1).

Như vậy, quy trình thực hiện phương pháp ELISA FMD 3ABC để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn được thực hiện theo tiêu chuẩn nêu trên.

Khi thực hiện chẩn đoán bệnh lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA FMD 3ABC thì xác định mẫu dương tính khi cho kết quả như thế nào?

Theo điểm F2., F.3 và điểm F.4 Phụ lục F Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về phương pháp ELISA FMD 3ABC như sau:

F.2 Phân tích kết quả
1. Đo giá trị OD (optical density) ở bước sóng 450 nm trong vòng 15 phút sau khi cho dung dịch Stop.
2. Tính giá trị trung bình OD450 ở giếng A1 và B1 (giá trị OD450 max).
3. Giá trị PI (Percentage Inhibition) của mẫu đối chứng và mẫu huyết thanh xét nghiệm được tính bởi công thức: Pl = 100 - ((Giá trị OD450 mẫu xét nghiệm/ giá trị OD450 max) x 100).
F.3 Đánh giá kết quả
- Giá trị Pl trung bình của mẫu đối chứng dương yếu phải > 50 %.
- Glá trị Pl trung bình của mẫu đối chứng dương mạnh phải > 70 %.
- Giá trị trung bình OD450 của mẫu đối chứng âm phải > 1,000.
F.4 Giải thích kết quả
- Nếu giá trị Pl của mẫu < 50 % (Pl < 50 %): mẫu không có kháng thể.
- Nếu giá trị Pl của mẫu ≥ 50 % (Pl ≥ 50 %): mẫu có kháng thể.

Sau khi tiến hành phản ứng thì cần phân tính và đánh giá kết quả. Việc phân tích được thực hiện như sau:

- Đo giá trị OD (optical density) ở bước sóng 450 nm trong vòng 15 phút sau khi cho dung dịch Stop.

- Tính giá trị trung bình OD450 ở giếng A1 và B1 (giá trị OD450 max).

- Giá trị PI (Percentage Inhibition) của mẫu đối chứng và mẫu huyết thanh xét nghiệm được tính bởi công thức: Pl = 100 - ((Giá trị OD450 mẫu xét nghiệm/ giá trị OD450 max) x 100).

Theo đó, giá trị Pl trung bình của mẫu đối chứng dương yếu phải > 50 %, của mẫu đối chứng dương mạnh phải > 70 % và của mẫu đối chứng âm phải > 1,000.

Nếu giá trị Pl của mẫu < 50 % (Pl < 50 %) thì mẫu không có kháng thể.Trường hợp giá trị Pl của mẫu ≥ 50 % (Pl ≥ 50 %) thì mẫu có kháng thể.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,466 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào