Cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV không? Triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Cá rô đồng đỏ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV có triệu chứng lâm sàng như thế nào? Cá rô đồng đỏ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV có triệu chứng lâm sàng như thế nào? Việc chuẩn bị mồi trong quá trình chẩn đoán bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN trong phòng thí nghiệm được thực hiện như thế nào?

Cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV không?

Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá có nêu đặc điểm dịch tễ như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
Các loài cá nhiễm vi rút: cá Vược vây đỏ (Perea fluviatilis), cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá Rô bạc (Bidyanus bidyanus), cá Vược Châu Âu (Sander lucioperca), cá Vược Macquarie (Macquaria australasica), cá Hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) và một số loài cá khác.
Tất cả các giai đoạn của cá đều mẫn cảm với vi rút gây bệnh EHNV nhưng ở giai đoạn cá giống và cá hồi ở giai đoạn ấu trùng thường có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn.
Các cơ quan đích bị nhiễm vi rút: thận, lá lách và gan.
EHNV có khả năng chịu khô cao. Vi rút tồn tại nhiều ngày trong nước và ít nhất 113 ngày trong mô cá khô. Nó có thể tồn tại hơn 300 ngày trong môi trường nuôi cấy tế bảo ở 4 °C và hai năm trong mô cá được bảo quản ở âm 20 °C.
Ở cá hồi, EHNV lây truyền theo chiều ngang giữa các trang trại thông qua cá giống nhiễm bệnh hay qua nguồn nước, ở cá rô Châu Âu, EHNV lây truyền qua các phương tiện, dụng cụ vận chuyển cá sống hay mồi câu của người câu cá.
Các loài chim, gia cầm có thể là các động vật trung gian truyền bệnh bởi vi rút có thể tồn tại trong đường tiêu hóa của gia cầm trong vài giờ và có thể được truyền trong thức ăn bị nôn trớ. EHNV cũng có thể được mang trên lông, chân và mỏ chim.
Cá rô đồng đỏ rất dễ bị bệnh dịch “hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV”, tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở loài này và hầu hết cá bị nhiễm bệnh chết: tuy nhiên những con cá sống sót có khả năng không tái nhiễm.
Thời gian ủ bệnh đối với cá hồi vân bị nhiễm bệnh thí nghiệm là từ 3 ngày đến 10 ngày trong nhiệt độ nước 19 °C đến 21 °C và từ 14 ngày đến 32 ngày trong nhiệt độ nước 8 °C đến 10 °C. Trong thực nghiệm nhiễm bệnh ở cá rô vây đỏ, thời gian ủ bệnh là từ 10 ngày đến 11 ngày ở 19 °C đến 21 °C, và từ 10 ngày đến 28 ngày ở 12 °C đến 18 °C.

Như vậy, cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV, hầu hết cá bị nhiễm bệnh chết, tuy nhiên những con cá sống sót có khả năng không tái nhiễm.

Trong thực nghiệm nhiễm bệnh ở cá rô vây đỏ, thời gian ủ bệnh là từ 10 ngày đến 11 ngày ở 19 °C đến 21 °C, và từ 10 ngày đến 28 ngày ở 12 °C đến 18 °C.

Tất cả các giai đoạn của cá đều mẫn cảm với vi rút gây bệnh EHNV nhưng ở giai đoạn cá giống và cá hồi ở giai đoạn ấu trùng thường có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn. Các cơ quan đích bị nhiễm vi rút: thận, lá lách và gan.

Cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV không? Triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Cá rô đồng đỏ có dễ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV không? (Hình từ Internet)

Cá rô đồng đỏ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV có triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá thì cá rô đồng đỏ bị bệnh dịch hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV có triệu chứng lâm sàng sau:

- Cá rô đồng đỏ bị bệnh có dấu hiệu lâm sàng không điển hình, trong đó chết đột ngột là dấu hiệu phổ biến nhất;

- Cá có thể bị mất trạng thái cân bằng, ít hoạt động, bề mặt da cá bị sạm màu, có ban đỏ quanh lỗ mũi và vùng não, xuất huyết ở mang và ở gốc vây;

Việc chuẩn bị mồi trong quá trình chẩn đoán bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN bằng phương pháp PCR được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiết 6.3.6 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN ở cá có nêu đặc điểm dịch tể thì việc chuẩn bị mồi trong quá trình chẩn đoán bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN trong phòng thí nghiệm được thực hiện như sau:

- Trước khi mở và hoàn nguyên, mồi phải được ly tâm nhanh bằng máy ly tâm trong 30 s để mồi lắng xuống đáy ống.

Dùng dung dịch đệm TE để hoàn nguyên mồi ở nồng độ 100 μM làm gốc.

- Mồi được sử dụng ở nồng độ 20 μM: Pha loãng mồi gốc bằng nước tinh khiết không có nuclease (20 μl mồi gốc và 80 μl nước tinh khiết không có nuclease).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

425 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào