Cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt như thế nào?

Có 5 hộ dân sống trong 1 khu vực là A, B, C, D, E. Vị trí tranh chấp là lối đi chung do gia đình ông A để lại và có từ lâu đời đến nay. Ông A chưa xác lập quyền sử dụng đất đối với đường đi chung. Tuy nhiên hiện nay ông A đã thực hiện xây dựng hàng rào kết cấu là cột bê tông lưới B40 bao quanh lối đi chung và có cổng rào không cho hộ ông B và bà C đi đối với lối đi này. Bà C và ông B đã có lối đi khác. Tuy nhiên bà C khiếu nại việc ông A bao chiếm lối đi vì cho rằng việc xây dựng của ông A là không đúng. Phía bên trong có hộ ông E chỉ sử dụng lối đi này để đi nhưng không khiếu nại. Hiện Ủy ban nhân dân xã đang thực hiện xử lý đối với trường hợp này? Và cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác có được không?

Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Như vậy, sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu đối với tài sản vì mục đích chung, cùng nhau đóng góp và xây dựng. Tài sản sở hữu chung không được phân chia. Đường đi này là lối đi chung, các hộ gia đình cùng quản lý, sử dụng và định đoạt lối đi chung đó, việc ông A tự ý xây tường rào ngay trên mảnh đất thuộc lối đi chung đó, gây cản trở việc sử dụng đất của những gia đình khác là hành vi lấn, chiếm đất đai theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp lối đi

Tranh chấp lối đi

Cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định việc gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Ủy ban nhân dân xã có xử phạt được đối với trường hợp xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác không?

Tại Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
..."

Theo đó thì Ủy ban nhân dân xã chỉ xử phạt mức tối đa là 5 triệu đồng còn hành vi xây hàng rào mức xử phạt từ 5 -10 triệu đồng nên sẽ chuyển cho Chủ tịch UBND huyện ra biên bản xử phạt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,430 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào