Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức nào?
- Gạo thơm là gì?
- Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức nào?
- Cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm như thế nào?
- Cục Trồng trọt lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu trong thời hạn bao nhiêu năm?
Gạo thơm là gì?
Gạo thơm được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP thì gạo thơm là loại gạo thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA. Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại của Hiệp định EVFTA; danh mục gạo thơm xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (sau đây viết tắt là UK) được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại của Hiệp định UKVFTA.
Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức nào?
Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 103/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận chủng loại gạo thơm
…
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận vào mục 10 mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP đối với gạo thơm xuất khẩu sang EU hoặc Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định này đối với gạo thơm xuất khẩu sang UK; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.
Cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm như thế nào?
Cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu có trách nhiệm được quy định tại Điều 10 Nghị định 103/2020/NĐ-CP như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và hồ sơ đã nộp; về tính đúng giống theo quy định tại Điều 4 Nghị định này trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.
- Cử người phối hợp thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan trong quá trình xác minh chủng loại gạo thơm; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm dưới dạng văn bản hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày được Cục Trồng trọt chứng nhận chủng loại gạo thơm.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất lúa thơm không phải là tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có yêu cầu kiểm tra đồng ruộng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cục Trồng trọt lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu trong thời hạn bao nhiêu năm?
Cục Trồng trọt lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu trong thời hạn bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 103/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 11/2022/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Cục Trồng trọt
1. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến việc chứng nhận chủng loại gạo thơm khi được yêu cầu; tuân thủ quy trình chứng nhận chủng loại gạo thơm; trả lời, giải đáp kiến nghị của tổ chức, cá nhân về chứng nhận chủng loại gạo thơm.
2. Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức khảo nghiệm; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA; Danh mục gạo thơm xuất khẩu sang UK được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định UKVFTA.
3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày chứng nhận.
4. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Trồng trọt lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu trong tối thiểu 05 năm kể từ ngày chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.