Cá nhân muốn trở thành Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ cần đảm bảo được những tiêu chuẩn gì?

Tôi muốn biết Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ thực hiện những nhiệm vụ gì? Cá nhân muốn trở thành Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ cần đảm bảo được những tiêu chuẩn gì? - câu hỏi của anh Trung (TP. HCM)

Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

- Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

- Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực hoặc các địa phương;

- Chủ trì hoặc tham gia tổng kết, đánh giá các cuộc thanh tra có quy mô lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao;

- Chủ trì, tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, thanh tra viên chính;

- Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 54 Luật Thanh tra 2010;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

Cá nhân muốn trở thành Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ cần đảm bảo được những tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 4 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định như sau:

Tiêu chuẩn thanh tra viên
Thanh tra viên phải đảm bảo tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây gọi là Nghị định số 97/2011/NĐ-CP).

Căn cứ trên quy định cá nhân muốn trở thành Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ cần đảm bảo được những tiêu chuẩn sau đây:

(1) Đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010, cụ thể:

- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

(2) Đáp ứng các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP, cụ thể:

- Năng lực:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng lĩnh vực;

+ Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới; nắm vững các nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Có kiến thức sâu, rộng về chuyên môn nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng đảm nhận trách nhiệm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; có khả năng tổ chức, điều hành thanh tra viên chính thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;

+ Chủ trì việc tổng kết, nghiên cứu lý luận về công tác thanh tra; tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

+ Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho thanh tra viên, thanh tra viên chính, cán bộ quản lý của các tổ chức thanh tra;

+ Có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

- Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;

+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên cao cấp;

+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;

+ Có trình độ cao cấp lý luận chính trị;

+ Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức;

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;

+ Có thời gian công tác ở ngạch thanh tra viên chính và tương đương tối thiểu là 06 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên cao cấp chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ

Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)

Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ không được làm những việc gì?

Theo Điều 3 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định Thanh tra viên cao cấp ngành khoa học và công nghệ không được làm những việc sau đây:

- Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;

- Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra 2010;

- Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;

- Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.

Lưu ý: Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,207 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào