Cá nhân muốn mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện nào? Trường hợp không đáp ứng sẽ bị xử phạt ra sao?
- Cá nhân muốn mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện mua bán tinh, phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sau đây về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi không?
Cá nhân muốn mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện nào?
Theo khoản 4 Điều 23 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi, dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi
...
4. Tổ chức, cá nhân mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại tinh, phôi;
b) Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
c) Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;
d) Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
Theo quy định nêu trên thì cá nhân muốn mua bán tinh, phôi giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có dụng cụ, thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại tinh, phôi;
- Nơi bảo quản phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi, môi trường xung quanh;
- Có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
Cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện mua bán tinh, phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
...
Theo đó, trường hợp cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sau đây về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
Mua bán tinh, phôi giống vật nuôi (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sau đây về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 44 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Thanh tra, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; khoản 1, 2 và 3 Điều 10; khoản 1 Điều 14; khoản 1, khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; khoản 1 Điều 18; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 25; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 28; khoản 1 và khoản 2 Điều 29; điểm a, điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 30; Điều 31 và khoản 1 Điều 33 Nghị định này;
...
Theo điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện sau đây về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.