Cá nhân ký hợp đồng thuê khoán công việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không theo quy định?
Cá nhân ký hợp đồng thuê khoán công việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không theo quy định?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
...
Bên cạnh đó tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Theo đó, có thể thấy thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc được xác định thuộc nhóm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nên thù lao từ hợp đồng thuê khoán công việc là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, nếu cá nhân có thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, nếu thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc có giá trị dưới 02 triệu đồng sẽ cá nhân không bị tính thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân ký hợp đồng thuê khoán công việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Làm cách nào để cá nhân ký hợp đồng thuê khoán công việc không phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Theo đó, như đã phân tích ở trên: nếu cá nhân có thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, nếu thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc có giá trị dưới 02 triệu đồng sẽ cá nhân không bị tính thuế thu nhập cá nhân.
Để cá nhân ký hợp đồng thuê khoán công việc không phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
Cá nhân đó phải chỉ có duy nhất thu nhập từ hợp đồng thuê khoán công việc từ 02 triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế.
Lưu ý: Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Mã số thuế là gì? Trong hoạt động quản lý thuế thì có những nguyên tắc nào cần phải tuân thủ?
Mã số thuế được định nghĩa tại khản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
Nguyên tắc quản lý thuế được quy định tại Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế;
+ Áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.