Cá nhân khai thác nước biển phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp nào?
Cá nhân khai thác nước biển phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
5. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước mặt quy mô vừa để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng tại moong hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản;
d) Khai thác nước biển quy mô vừa để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên hải đảo, đất liền;
đ) Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch có quy mô vừa và nhỏ với mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan;
e) Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ có quy mô không thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều này; sử dụng mặt nước hồ chứa để sản xuất điện mặt trời;
g) Đào sông, suối; đào hồ, ao, kênh, mương, rạch để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan có quy mô không thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, cá nhân khai thác nước biển quy mô vừa để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên hải đảo, đất liền thì phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Cá nhân khai thác nước biển phải đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân khai thác nước biển có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, cấp cho nông nghiệp, cấp cho sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước biển;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 của Luật này;
c) Khai thác tài nguyên nước cho các mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cá nhân khai thác nước biển thuộc đối tượng không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
- Khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại;
- Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, cấp cho nông nghiệp, cấp cho sinh hoạt.
Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm;
b) Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm;
c) Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó.
...
Như vậy, Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.