Cá nhân có thể là thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên không?
- Cá nhân có thể là thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên không?
- Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên được chia lợi nhuận như thế nào?
- Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên là bao nhiêu năm?
Cá nhân có thể là thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân và tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên.
Lưu ý: Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Cá nhân có thể là thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên không? (hình từ internet)
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên được chia lợi nhuận như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
...
2. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
b) Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
d) Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
đ) Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
3. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức;
b) Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng thành viên của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
2. Hội đồng thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, d, đ, e, h, i, k, m và n khoản 2 Điều 74 của Luật này;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động vốn;
c) Thông qua hợp đồng, giao dịch khác của tổ chức tín dụng với công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; hợp đồng, giao dịch khác của tổ chức tín dụng với thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), người có liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên Hội đồng thành viên có liên quan không có quyền biểu quyết;
...
Như vậy, nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và không quá 05 năm. Theo đó, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.