Cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cụ thể, tình hình giao thông của nước ta diễn ra khá phức tạp, hằng ngày có thể bắt gặp những vụ tai nạn giao thông trên đường. Thế nhưng, tôi thấy mọi người đều hững hờ mà lướt qua, bỏ mặc người bị nạn. Vậy cho tôi hỏi, đối với trường hợp cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trên đây là thắc mắc của bạn Hữu Bình, sống tại Thành phố Hội An.

Khi xảy ra tai nạn giao thông thì trách nhiệm của cá nhân là gì?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
....

Khi xảy ra tai nạn giao thông thì các cá nhân cần phải có trách nhiệm theo quy định nêu trên. Trong đó quy định người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.

Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông (Hình từ Internet)

Cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 18 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
....
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
.....
7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
....

Theo đó, hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu một cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc những trường hợp khác theo quy định nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khung hình phạt tương ứng.

Như vậy, nếu cá nhân có điều kiện nhưng không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả người đó chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cố tình cán chết người sau khi gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì? Hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, đưa người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu sẽ được nhận hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ?
Pháp luật
Phân loại tai nạn giao thông từ ngày 15/8/2024 theo Thông tư 26 của Bộ Công an gồm những mức độ nào?
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo nghiệp vụ công an nhân dân từ 15/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 26/2024 quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thế nào?
Pháp luật
Tăng mạnh mức chi hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đến 10 triệu đồng theo đề xuất Bộ Công an?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Thả rông trâu bò gây tai nạn giao thông chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Xe máy vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì có bị tước bằng lái xe hay không?
Pháp luật
Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
6,679 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 20 văn bản về an toàn giao thông mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào