Các trường hợp nào cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện khi xảy ra hành vi vi phạm giao thông?
- Người điều khiển xe ô tô bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Người vi phạm giao thông là người dưới 16 tuổi và điều khiển xe đạp, xe đạp máy bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP khi xảy ra những hành vi sau:
Người điều khiển xe ô tô bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện giao thông
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
- Vi phạm những điều sau gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:
+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Lùi xe trên đường cao tốc; đi ngược chiều trên đường cao tốc;
- Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Người vi phạm giao thông là người dưới 16 tuổi và điều khiển xe đạp, xe đạp máy bị tạm giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.