Buông lỏng quản lý là gì? Công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường buông lỏng quản lý thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Buông lỏng quản lý là gì?
Buông lỏng quản lý được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 18/2019/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT như sau:
Buông lỏng quản lý là việc công chức lãnh đạo không thực hiện hoặc thực hiện không dùng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao: tổ chức thực hiện không kịp thời, không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan cấp trên: không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý: không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hoặc hạn chế hậu quả của hành vi vi phạm do công chức, cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý gây ra; phát hiện vi phạm mà xử lý không nghiêm minh hoặc báo cáo không kịp thời với người có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì buông lỏng quản lý là việc công chức lãnh đạo không thực hiện hoặc thực hiện không dùng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
-Tổ chức thực hiện không kịp thời, không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
-Không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý.
-Không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hoặc hạn chế hậu quả của hành vi vi phạm do công chức, cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý gây ra.
-Phát hiện vi phạm mà xử lý không nghiêm minh hoặc báo cáo không kịp thời với người có thẩm quyền.
Buông lỏng quản lý là gì? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường buông lỏng quản lý thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường buông lỏng quản lý thì phải có trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2019/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT như sau:
Chế độ trách nhiệm của công chức lãnh đạo
1. Công chức lãnh đạo buông lỏng quản lý phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức do mình được giao quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước (sau đây gọi tắt là cấp phó) trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
2. Nguyên tắc xem xét trách nhiệm của công chức lãnh đạo thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và pháp luật khác có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công chức lãnh đạo lực lượng Quản lý thị trường buông lỏng quản lý phảichịu trách nhiệm đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức do mình được giao quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước (sau đây gọi tắt là cấp phó) trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Công chức Quản lý thị trường đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm cùng một hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ thì phải áp dụng biện pháp như thế nào?
Công chức Quản lý thị trường đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm cùng một hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ thì phải áp dụng biện pháp theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 18/2019/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 54/2020/TT-BCT như sau:
Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ
1. Các hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường phải được phát hiện kịp thời và áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhằm ngăn chặn vi phạm và phòng ngừa vi phạm tiếp theo.
2. Căn cứ mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường khi phát hiện công chức có hành vi quy định tại Điều 6 Thông tư này phải tiến hành một hoặc nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sau:
a) Nhắc nhở;
b) Phê bình tại cuộc họp;
c) Đình chỉ thực hiện hoạt động công vụ được giao có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Phân công nhiệm vụ khác trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường;
đ) Tạm đình chỉ công tác trong trường hợp phải bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp công chức thực hiện hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan để quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp công chức đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm với cùng một hành vi thì phải áp dụng biện pháp phê bình tại cuộc họp. Việc phê bình phải được ghi trong biên bản cuộc họp của cơ quan Quản lý thị trường và là căn cứ để đánh giá, phân loại công chức hằng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức Quản lý thị trường đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm cùng một hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ thì phải áp dụng biện pháp phê bình tại cuộc họp.
Việc phê bình phải được ghi trong biên bản cuộc họp của cơ quan Quản lý thị trường và là căn cứ để đánh giá, phân loại công chức hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.