Buồng giam người bị kết án tử hình như thế nào? Buồng giam này được giám sát 24/24 có đúng không? Người bị kết án tử hình có được gửi thư về cho gia đình không?

Anh hay xem các chương trình "Phía sau bản án". Anh có thắc mắc là sau khi những người bị kết án tử hình thì họ bị giam giữ như thế nào? Buồng giam người bị kết án tử hình như thế nào? Người bị kết án tử hình có được gửi thư về cho gia đình không? - Câu hỏi của anh Minh Nghĩa đến từ Trà Vinh

Buồng giam người bị kết án tử hình như thế nào? Buồng giam này được giám sát 24/24 có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định về buồng giam người bị kết án tử hình như sau:

Điều 3. Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình
Trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình. Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an), bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.
Điều 4. Tiếp nhận, quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình trong buồng giam
1. Sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình thì Giám thị trại tạm giam phải làm thủ tục điều chuyển ngay người bị kết án tử hình vào buồng giam tại khu vực giam người bị kết án tử hình.
2. Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày (nếu người bị kết án tử hình là nữ thì phải bố trí cán bộ quản giáo nữ phụ trách). Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm (24/24 giờ); mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần; mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá mười lăm phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân; trước khi mở cùm chân phải được sự đồng ý của Giám thị trại tạm giam; khi cán bộ quản giáo mở cùm chân phải có cán bộ hoặc chiến sĩ vũ trang bảo vệ giám sát chặt chẽ.
3. Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam. Trường hợp người bị kết án tử hình tuyệt thực, trại tạm giam phải lập biên bản, làm rõ nguyên nhân, lý do tuyệt thực và thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để phối hợp giải quyết.
4. Trường hợp người bị kết án tử hình trốn, trại tạm giam phải lập biên bản và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để biết và phối hợp xử lý; đồng thời, phải chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức truy bắt ngay.
5. Giám thị trại tạm giam phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ - kỹ thuật để chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời người bị kết án tử hình trốn hoặc tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác.
Hàng ngày, cán bộ quản giáo phải kiểm tra người và buồng giam; kiểm tra suốt, móng cùm người bị kết án tử hình để kịp thời phát hiện, thu giữ những vật cấm đưa vào buồng giam người bị kết án tử hình. Khi mở cửa buồng giam, mở cùm chân, cán bộ quản giáo phải trực tiếp mở và đóng khoá. Phải có sổ theo dõi, kiếm tra người, buồng giam, suốt, móng cùm chân, việc mở, đóng cửa buồng giam người bị kết án tử hình; trong sổ theo dõi phải ghi rõ tình trạng buồng giam, cùm, khoá, ngày, giờ, lý do thực hiện các công việc, người thực hiện; tình trạng sức khỏe, biểu hiện tâm lý, diễn biến tư tưởng của người bị kết án tử hình và những vấn đề khác có liên quan; trong mỗi lần kiểm tra, các thành viên tham gia kiểm tra đều phải ký vào sổ theo dõi. Nếu qua theo dõi, kiểm tra, phát hiện có biểu hiện khác thường, phải báo cáo ngay Giám thị để có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Trường hợp người bị kết án tử hình bị chết, Giám thị trại tạm giam phải tổ chức bảo vệ hiện trường và báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng để tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết biết. Trường hợp người bị chết là người nước ngoài thì Giám thị trại tạm giam phải báo cáo ngay với Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an để làm thủ tục thông báo cho cơ quan đại diện hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch.
Sau khi được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi trại tạm giam đóng đồng ý, trại tạm giam tổ chức mai táng cho người chết theo quy định chung. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị xin nhận tử thi về mai táng và tự chịu chi phí (phải có cam kết bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã) thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trại tạm giam (thuộc Bộ) có thể xem xét cho họ nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi phải được lập biên bản.

Như vậy, trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình.

Buồng giam người bị kết án tử hình phải được xây dựng kiên cố (theo mẫu thống nhất của Bộ Công an) bảo đảm đủ ánh sáng, có cùm chân và được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để theo dõi, giám sát.

Khu vực, buồng giam người bị kết án tử hình phải bảo đảm yêu cầu quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày.

Buồng giam người bị kết án tử hình như thế nào? Buồng giam này được giám sát 24/24 có đúng không?

Buồng giam người bị kết án tử hình như thế nào? Buồng giam này được giám sát 24/24 có đúng không? (Hình từ Internet)

Người bị kết án tử hình có được gửi thư về cho gia đình không?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định về kiểm tra đồ tiếp tế, thư của người bị kết án tử hình như sau:

Kiểm tra đồ tiếp tế, thư của người bị kết án tử hình
1. Người bị kết án tử hình được gửi đồ vật, tư trang không sử dụng về cho thân nhân, gia đình; được nhận quà, tiền lưu ký và những đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gia đình gửi mỗi tháng không quá hai lần; được nhận, gửi thư nếu được Giám thị trại tạm giam cho phép.
2. Giám thị trại tạm giam phải tổ chức tiếp nhận, kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, đồ vật, thư để phát hiện thu giữ, xử lý đồ vật cấm theo quy định. Nếu đồ tiếp tế, đồ vật, thư được phép nhận và gửi theo quy định thì phải giao lại đầy đủ cho người nhận và phải ghi vào sổ theo dõi có ký nhận cụ thể.

Như vậy, người bị kết án tử hình được nhận, gửi thư nếu được Giám thị trại tạm giam cho phép. Ngoài ra còn được gửi đồ vật, tư trang không sử dụng về cho thân nhân, gia đình; được nhận quà, tiền lưu ký và những đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gia đình gửi mỗi tháng không quá hai lần.

Giám thị trại tạm giam phải tổ chức tiếp nhận, kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, đồ vật, thư để phát hiện thu giữ, xử lý đồ vật cấm theo quy định. Nếu đồ tiếp tế, đồ vật, thư được phép nhận và gửi theo quy định thì phải giao lại đầy đủ cho người nhận và phải ghi vào sổ theo dõi có ký nhận cụ thể.

Quản lý, giám sát người bị kết án tử hình khám, chữa bệnh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định về quản lý, giám sát người bị kết án tử hình khám, chữa bệnh như sau:

+ Trường hợp người bị kết án tử hình bị bệnh, cán bộ y tế trại tạm giam phải khám và điều trị cho họ.

+ Nếu vượt quá khả năng khám, điều trị của y tế trại tạm giam, cần cấp cứu, khám và chữa bệnh ngay thì Giám thị trại tạm giam phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trại tạm giam và Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để chỉ đạo, đồng thời làm các thủ tục chuyển họ đến cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước để khám, điều trị.

+ Sau đó thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Tòa án nhân dân nơi đã tuyên án tử hình để biết. Quá trình đưa đi bệnh viện khám và điều trị, người bị kết án tử hình phải bị cùm chân, có buồng riêng để điều trị, phải được tổ chức quản lý, giám sát thật nghiêm ngặt, chặt chẽ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
8,215 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào