Buôn bán tôm hùm đất bị có bị ở tù không? Tôm hùm đất có phải là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại không?
Tôm hùm đất có phải là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại không?
Căn cứ theo Mục A Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT quy định về các loài động vật ngoại lai không xương sống có nguy cơ xâm hại gồm:
STT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
A. Động vật không xương sống | ||
1 | Bướm trắng Mỹ | Hyphantria cunea |
2 | Cua xanh (cua ven bờ châu Âu) | Carcinus maenas |
3 | Giáp xác râu ngành pengoi | Cercopagis pengoi |
4 | Kiến Ac-hen-ti-na | Linepithema humile |
5 | Kiến đầu to | Pheidole megacephala |
6 | Kiến lửa đỏ nhập khẩu (kiến lửa đỏ) | Solenopsis invicta |
7 | Mọt cứng đốt | Trogoderma granarium |
8 | Mọt đục hạt lớn | Prostephanus truncatus |
9 | Ruồi đục quả châu Úc | Bactrocera tryoni |
10 | Ruồi đục quả Địa Trung Hải | Ceratitis capitata |
11 | Ruồi đục quả Mê-hi-cô | Anastrepha ludens |
12 | Ruồi đục quả Nam Mỹ | Anastrepha fraterculus |
13 | Ruồi đục quả Natal | Ceratitis rosa |
14 | Sán ốc sên | Platydemus manokwari |
15 | Sao biển nam Thái Bình Dương | Asterias amurensis |
16 | Sên sói tía | Euglandina rosea |
17 | Sứa lược Leidyi | Mnemiopsis leidyi |
18 | Tôm hùm nước ngọt | Procambarus clarkii |
19 | Trai Địa Trung Hải | Mytilus galloprovincialis |
20 | Trai Trung Hoa | Potamocorbula amurensis |
21 | Trai vằn | Dreissena polymorpha |
22 | Tuyến trùng hại thông | Bursaphelenchus xylophilus |
23 | Xén tóc hại gỗ châu Á | Anoplophora glabripennis |
Theo đó, tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm nước ngọt có tên khoa học là Procambarus clarkii, đây là một loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại bị pháp luật nghiêm cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Do đó, tôm hùm đất là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
Tải về Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT.
Buôn bán tôm hùm đất có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.
Theo đó, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm về đa dạng sinh học là nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
Như vậy, việc buôn bán tôm hùm đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Tổ chức, cá nhân có hành vi buôn bán tôm hùm đất bị xem là đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Buôn bán tôm hùm đất có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Buôn bán tôm hùm đất bị có bị ở tù không? (Hình từ internet)
Buôn bán tôm hùm đất bị có bị ở tù không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại như sau:
Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo đó, nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi buôn bán tôm hùm đất bị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại hoặc Tội phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
Với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.