Buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật hay không? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật hay không?
- Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền xử phạt người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng không?
Buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật hay không?
Buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật hay không, căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt
...
3. Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
4. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
...
Theo quy định thì hành vi sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc là bị nghiêm cấm.
Cho nên buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật.
Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm d khoản 4 và điểm a, c khoản 7 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng
...
4. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều này.
Theo đó xử phạt đối với người buồn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng với lô giống cây trồng có giá trị từ 25.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích thì buộc tiêu hủy; buộc nộp lại số lời bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền xử phạt người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng không?
Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền xử phạt người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng trị giá 25.000.000 đồng không, căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
...
4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 15, Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định này.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định;
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, k, l và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân."
Theo phân định thẩm quyền của Quản lý thị trường thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền xử phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về trồng trọt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích thì buộc tiêu hủy, buộc nộp lại số lời bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như quy định trên thì người buồn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng với lô giống cây trồng có giá trị từ 25.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích thì buộc tiêu hủy, buộc nộp lại số lời bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy theo thẩm quyền thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.