Bù trừ đa phương là gì? Nguyên tắc bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán là gì?
Bù trừ đa phương là gì?
Theo Điều 2 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bù trừ đa phương là việc bù trừ chung giữa số tiền, chứng khoán được nhận và số tiền, chứng khoán phải trả cho các giao dịch chứng khoán có cùng chu kỳ, phương thức thanh toán thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ.
...
Như vậy, bù trừ đa phương là việc bù trừ chung giữa số tiền, chứng khoán được nhận và số tiền, chứng khoán phải trả cho các giao dịch chứng khoán có cùng chu kỳ, phương thức thanh toán thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng cho nhà đầu tư, thành viên bù trừ.
Bù trừ đa phương là gì? Nguyên tắc bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán là gì? (hình từ internet)
Nguyên tắc bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán là gì?
Theo Điều 24 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau:
a) Việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ;
b) Việc bù trừ tiền được thực hiện cho từng thành viên bù trừ trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán trên hệ thống giao dịch chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ.
2. Việc thanh toán chuyển giao chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán chứng khoán và tiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.
3. Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với tư cách là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, bao gồm cả giao dịch của thành viên giao dịch không bù trừ, khách hàng của thành viên giao dịch không bù trừ.
...
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện bù trừ đa phương để xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc sau:
- Việc bù trừ chứng khoán được thực hiện theo từng chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ;
- Việc bù trừ tiền được thực hiện cho từng thành viên bù trừ trên cơ sở bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán trên hệ thống giao dịch chứng khoán và tách biệt theo loại tài khoản môi giới cho khách hàng trong nước, tài khoản môi giới cho khách hàng nước ngoài và tài khoản tự doanh của thành viên bù trừ.
Xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán dựa trên căn cứ gì?
Theo Điều 150 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm
1. Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm áp dụng đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán, ngoại trừ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thế vị, bù trừ và xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho các thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.
3. Việc thanh toán chuyển giao chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán chứng khoán và tiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ thông qua cơ chế ký quỹ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo quy định pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho các thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.