Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?

Cho hỏi bột chữ U là gì? Em tôi chuẩn bị đi thực hiện thủ thuật này thì không biết pháp luật có quy định về quy trình thực hiện thủ thuật sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân nào hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phát đến từ Đồng Nai.

Bột chữ U là gì?

Bột chữ U là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

4. BỘT CHỮ U
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột Chữ U là loại bột có hình chữ U mà 3 nét của chữ U được tạo bởi: lồng ngực, cánh tay, cẳng tay.
- Bột Chữ U giới hạn dưới cùng là khớp bàn-ngón, bó lên đến vai như 1 bột cánh cẳng bàn tay, rồi vòng qua vai và vòng quanh thành ngực (thành ngực trước và thành ngực sau) để rồi kết thúc ở nách bên đối diện. Nghĩa là, phần bột từ vai trở xuống, không khác gì 1 bột Cánh - cẳng - bàn tay, chỉ khác là có thêm 1 phần bột cố định qua lồng ngực để tăng thêm phần chắc chắn của bột.
- Tư thế bột Chữ U: khuỷu 90o, vai dạng nhẹ (khoảng 25-30o), đưa ra trước nhẹ (25-30o).
- Bột Chữ U khác với bột Ngực - vai - cánh tay ở chỗ: bột Chữ U, phần bột chạy qua lồng ngực chỉ là 1 dải bột có bề rộng không lớn lắm, còn bột Ngực-vai- cánh tay, phần bột tương ứng có bề rộng ôm lấy cả khung xương của lồng ngực (xương ức, xương sườn, cột sống). Bột Chữ U cấp cứu: rạch dọc từ nách xuống.
- Bột Chữ U được dùng bất động gẫy thân xương cánh tay (nhất là 2/3 dưới).
...

Theo đó, bột chữ U là loại bột có hình chữ U mà 3 nét của chữ U được tạo bởi: lồng ngực, cánh tay, cẳng tay.

Bột Chữ U giới hạn dưới cùng là khớp bàn-ngón, bó lên đến vai như 1 bột cánh cẳng bàn tay, rồi vòng qua vai và vòng quanh thành ngực (thành ngực trước và thành ngực sau) để rồi kết thúc ở nách bên đối diện.

Tư thế bột Chữ U: khuỷu 90o, vai dạng nhẹ (khoảng 25-30o), đưa ra trước nhẹ (25-30o).

Bột Chữ U khác với bột Ngực - vai - cánh tay ở chỗ: bột Chữ U, phần bột chạy qua lồng ngực chỉ là 1 dải bột có bề rộng không lớn lắm, còn bột Ngực-vai- cánh tay, phần bột tương ứng có bề rộng ôm lấy cả khung xương của lồng ngực (xương ức, xương sườn, cột sống). Bột Chữ U cấp cứu: rạch dọc từ nách xuống.

Bột Chữ U được dùng bất động gẫy thân xương cánh tay (nhất là 2/3 dưới).

Như vậy, bột chữ U được hiểu theo quy định trên.

Thủ thuật

Thủ thuật bột chữ u (Hình từ Internet)

Thủ thuật thực hiện bột chữ U được chỉ định cho đối tượng nào?

Căn cứ theo tiểu mục II Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

4. BỘT CHỮ U
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy thân xương cánh tay: gẫy 1/3 giữa, 1/3 dưới.
2. Gẫy kín, gẫy hở độ 1, gẫy hở độ 2 trở lên đã được XỬ TRÍ phẫu thuật.
...

Theo đó, thủ thuật thực hiện bột chữ U được chỉ định đối với người bệnh bị:

- Gẫy thân xương cánh tay: gẫy 1/3 giữa, 1/3 dưới.

- Gẫy kín, gẫy hở độ 1, gẫy hở độ 2 trở lên đã được XỬ TRÍ phẫu thuật.

Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp trên thì có thể được thực hiện thủ thuật này.

Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục III Mục 4 Quy trình kỹ thuật bột chữ U ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

4. BỘT CHỮ U
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ 2 trở lên chưa được XỬ TRÍ phẫu thuật.
2. Có thương tổn mạch máu, thần kinh hoặc theo dõi tổn thương mạch máu, thần kinh.
3. Đụng dập, sưng nề nhiều ở vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
4. Có tổn thương ngực, đa chấn thương, chấn thương sọ não, có nguy cơ suy thở.
...

Theo đó, thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân như:

- Gẫy hở độ 2 trở lên chưa được XỬ TRÍ phẫu thuật.

- Có thương tổn mạch máu, thần kinh hoặc theo dõi tổn thương mạch máu, thần kinh.

- Đụng dập, sưng nề nhiều ở vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay.

- Có tổn thương ngực, đa chấn thương, chấn thương sọ não, có nguy cơ suy thở.

Như vậy, thủ thuật thực hiện bột chữ U chống chỉ định cho những người bệnh thuộc trường hợp cụ thể như trên.

Nếu thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không được thực hiện thủ thuật và ngược lại.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,593 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào