Bồn rửa tay tại cơ sở vắt sữa động vật được bố trí thế nào? Cơ sở vắt sữa động vật có cần phải tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật không?

Tôi có câu hỏi là bồn rửa tay tại cơ sở vắt sữa động vật được bố trí thế nào? Cơ sở vắt sữa động vật có cần phải tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Cơ sở vắt sữa động vật có cần phải tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật không?

Cơ sở vắt sữa động vật có cần phải tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật không, thì theo quy định tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 151:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định về yêu cầu về địa điểm như sau:

Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa
2.2.1. Yêu cầu về địa điểm: phải xây dựng khu vực vắt sữa tại địa điểm tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật vắt sữa, cách xa nguồn ô nhiễm, có đường đi thuận tiện cho việc đi lại cho động vật khai thác sữa và vận chuyển sữa.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở vắt sửa động vật phải xây dựng khu vực vắt sữa tại địa điểm tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật vắt sữa.

cơ sở vắt sữa động vật

Bồn rửa tay tại cơ sở vắt sữa động vật được bố trí thế nào? Cơ sở vắt sửa động vật có cần phải tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật không? (Hình từ Internet)

Bồn rửa tay tại cơ sở vắt sữa động vật được bố trí thế nào?

Bồn rửa tay tại cơ sở vắt sữa động vật được bố trí theo quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 151:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định về yêu cầu thiết kế và bố trí cơ sở vắt sữa động vật như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa
2.2.2. Yêu cầu về thiết kế và bố trí
a) Cơ sở vắt sữa phải có hố sát trùng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tại cổng ra vào và ở các khu vực khác như: khu rửa dụng cụ chứa sữa, khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh;
b) Sàn khu vực vắt sữa phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, phẳng chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;
c) Nơi vắt sữa phải có có hệ thống thanh ngáng, giá cố định để đảm bảo an toàn cho người vắt sữa đối với khu vực vắt sữa tại cơ sở vắt sữa bò hoặc trâu;
d) Cơ sở vắt sữa phải có bồn rửa tay trước khi vào khu vực vắt sữa, thùng chứa chất thải phải đặt ở ngoài khu vực vắt sữa;
đ) Cơ sở vắt sữa phải phải có khu riêng biệt để các dụng cụ, thùng, xô đựng sữa, vắt sữa, khăn lau vú, khăn lọc, ca hoặc cốc nhúng vú…

Theo quy định trên thì cơ sở vắt sữa động vật phải có bồn rửa tay trước khi vào khu vực vắt sữa.

Như vậy, thì không nhất thiết phải bố trí bồn rửa tay trong khu vực vắt sữa mà chỉ cần bố trí ngoài khu vực này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm sữa và sức khỏe người tiêu dùng.

Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt sữa trong cơ sở vắt sữa động vật phải đáp ứng yêu cầu nào?

Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt sữa trong cơ sở vắt sữa động vật phải đáp ứng yêu cầu được quy định tại tiết 2.2.3 tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 151:2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định về yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa
2.2.3. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ
a) Thùng chứa sữa, đường ống dẫn sữa được làm bằng vật liệu phù hợp với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa, bề mặt nhẵn, không có ngóc ngách, dễ vệ sinh; thùng chứa sữa phải có nắp đậy kín; thùng và bồn chứa phải có đủ dung tích để chứa đựng được toàn bộ lượng sữa vắt trong toàn bộ ca sản xuất;
b) Khăn lọc sữa và khăn lau bầu vú được làm bằng chất liệu vải thô dễ thấm nước hoặc phải là khăn tiệt trùng dùng một lần, không bị biến đổi màu, rách nát. Sử dụng riêng khăn lau bầu vú cho mỗi động vật cho sữa; phải giặt sạch, làm khô và khử trùng khăn trước mỗi lần lọc sữa và lau bầu vú;
c) Cơ sở vắt sữa phải có dụng cụ chuyên dụng để nhúng núm vú và dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra những tia sữa đầu trước khi vắt sữa;
d) Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt phải được làm sạch trước và sau khi vắt sữa và được để trên giá cách mặt đất tối thiểu 01 m.

Như vậy, theo quy định trên thì các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt sữa trong cơ sở vắt sữa động vật phải được làm sạch trước và sau khi vắt sữa và được để trên giá cách mặt đất tối thiểu 01 m.

Cơ sở vắt sữa động vật có phải hệ thống thống thông khí như thế nào?

Cơ sở vắt sữa động vật có phải hệ thống thống thông khí theo quy định tại tiết 2.2.4 tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 151:2017/BNNPTNT kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định về yêu cầu ánh sáng thông khí như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa
2.2.4. Yêu cầu về ánh sáng, thông khí
a) Cơ sở vắt sữa phải đảm bảo có đủ ánh sáng với cường độ từ 300 Lux đến 350 Lux tại khu vực vắt sữa; phải có lưới hoặc chụp bảo vệ hệ thống đèn chiếu sáng;
b) Cơ sở vắt sữa phải có hệ thống thông khí hoạt động.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở vắt sữa động vật phải có hệ thống thông khí hoạt động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

391 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào