Bội chi ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội được sử dụng vào mục đích gì? Thành phố Hà Nội được huy động nguồn tài chính để đầu tư phát triển cho các dự án nào?

Xin cho hỏi: Bội chi ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội được sử dụng vào mục đích gì? Có bao nhiêu hình thức huy động đầu tư phát triển đối với dự án chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư? - Câu hỏi của anh Hải Phong (Kiên Giang)

Bội chi ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội được sử dụng cho những mục đích gì?

boi-chi-ngan-sach-dac-thu-doi-voi-thu-do-ha-noi

Bội chi ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội được sử dụng cho những mục đích gì? (Hình từ Internet)

Theo Điều 5 Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Bội chi ngân sách
1. Ngân sách cấp thành phố được bội chi; bội chi ngân sách thành phố chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước.
2. Hạn mức bội chi ngân sách thành phố do Quốc hội quyết định hằng năm. Số bội chi cụ thể của ngân sách thành phố hàng năm do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định, nhưng không vượt quá mức bội chi ngân sách thành phố đo Quốc hội quyết định hàng năm.
3. Bội chi ngân sách thành phố được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Thành phố không được vay trực tiếp ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách.
4. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở dự toán thu ngân sách thành phố được Quốc hội quyết định của năm dự toán. Trường hợp cần tăng thêm số bội chi thì Thành phố báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định tỷ lệ bội chi ngân sách cấp thành phố trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì bội chi ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hà Nội chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015. cụ thể:

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, hạn mức bội chi ngân sách thành phố do Quốc hội quyết định hằng năm.

Số bội chi cụ thể của ngân sách thành phố hàng năm do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định, nhưng không vượt quá mức bội chi ngân sách thành phố đo Quốc hội quyết định hàng năm.

– Bội chi ngân sách thành phố được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Thành phố không được vay trực tiếp ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách.

– Mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Thu ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở dự toán thu ngân sách thành phố được Quốc hội quyết định của năm dự toán.

Trường hợp cần tăng thêm số bội chi thì Thành phố báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định tỷ lệ bội chi ngân sách cấp thành phố trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Thành phố Hà Nội được huy động nguồn tài chính để đầu tư phát triển cho những dự án nào?

Theo Điều 9 Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc vay vốn đầu tư phát triển
1. Thành phố Hà Nội được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; Thành phố có trách nhiệm thanh toán trả nợ gốc, lãi và các chi phí liên quan bằng ngân sách của Thành phố.
2. Thành phố Hà Nội được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng phương án, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại để thực hiện các chương trình, dự án theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố. Thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách thành phố để hoàn trả gốc, lãi theo quy định của pháp luật.
3. Khi có nhu cầu vay vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố lập phương án vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
4. Vốn vay đầu tư cho các chương trình, dự án bảo đảm: Chương trình, dự án sử dụng vốn vay đầu tư phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội; chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm đã được Hội đồng nhân dân thành phố quyết định; công trình, dự án đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Thành phố phải bố trí ngân sách địa phương trả hết nợ (gốc, lãi) khi đến hạn.

Theo đó, Thành phố Hà Nội được huy động nguồn tài chính sau đây để đầu tư phát triển vào các dự án, gồm:

– Thành phố Hà Nội được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; Thành phố có trách nhiệm thanh toán trả nợ gốc, lãi và các chi phí liên quan bằng ngân sách của Thành phố.

– Thành phố Hà Nội được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố:

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng phương án, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại để thực hiện các chương trình, dự án theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố.

Thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách thành phố để hoàn trả gốc, lãi theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định trên thì vốn vay đầu tư được sử dụng cho các chương trình, dự án bảo đảm:

– Chương trình, dự án sử dụng vốn vay đầu tư phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội;

– Chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm đã được Hội đồng nhân dân thành phố quyết định;

– Công trình, dự án đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

Thành phố phải bố trí ngân sách địa phương trả hết nợ (gốc, lãi) khi đến hạn.

Có bao nhiêu hình thức huy động đầu tư phát triển đối với dự án chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư?

Theo Điều 10 Nghị định 63/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
1. Ngoài nguồn vốn huy động cho các công trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, đối với các dự án khác có khả năng thu hồi vốn hoặc các dự án chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật việc huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), bao gồm: BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), BT (xây dựng - chuyển giao), BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ), BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao), O&M (kinh doanh - quản lý).
2. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, Thành phố tham gia thực hiện các dự án PPP theo các hoạt động: Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận; thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT; hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì đối với các dự án khác chỉ có khả năng thu hồi một phần vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật việc huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), bao gồm:

– BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao),

– BTO (xây dựng - chuyển giao - kinh doanh),

– BT (xây dựng - chuyển giao),

– BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh),

– BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ),

– BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao),

– O&M (kinh doanh - quản lý).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,271 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào